Làm sao biết được một website bị dính Google Sandbox? Nếu lỡ website bị vấn đề này rồi thì sao? Rồi cách thoát khỏi thuật toán này là gì? WIFIM JSC sẽ giải thích cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.
Google Sandbox là gì? Lịch sử hình thành của Google Sandbox
Đó là khoảng thời gian kiểm tra và đánh giá một website mới thành lập bằng cách hạn chế sự xuất hiện của trang web đó trên kết quả SERP của Google, cho dù có làm tốt và tuân thủ đúng mọi thứ thì thứ hạng vẫn không khả quan lắm cho đến khi thời gian thử thách đó trôi qua đi.
Quay ngược thời gian trở về quá khứ tầm khoảng năm 2004, mặc dù đã tuân thủ đầy đủ các tiêu chí chuẩn SEO cho các website newbie thì nhận ra một điều không thấy xuất hiện trong bảng xếp hạng của Google. Và sau một thời gian quan sát hiện tượng này thì họ đưa ra kết luận Google Sandbox diễn ra từ mấy tuần cho đến vài tháng.
Tại sao lại có Google Sandbox?
Mục đích chính của công cụ tìm kiếm đều hướng đến trải nghiệm của người dùng. Cụ thể là trả về những kết quả gần và liên quan nhất đến với những tìm kiếm.
Chính vì vậy, đây có thể là lý do cho sự ra đời của Google Sandbox, giúp kiểm soát các trang website newbie có nội dung kém chất lượng nhưng lại có thứ hạng tốt qua các bước tối ưu công cụ tìm kiếm và những thủ thuật spam quá lố.
Nguyên nhân khiến website bị Google Sandbox là gì?
Nội dung hoặc URL trùng lặp
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến website bị Google Sandbox là do nội dung hoặc URL trùng lặp. Bởi vì đối với nền tảng Google, họ luôn ưu tiên những nội dung độc đáo và mới mẻ. Nếu trang web của bạn chứa nhiều nội dung sao chép hoặc có các URL giống nhau, Google xem xét và giảm thứ hạng trang web của bạn. Nội dung trùng lặp không chỉ làm giảm giá trị của website mà còn khiến Google khó khăn trong việc xác định nội dung nào là quan trọng.
Lưu lượng backlink tăng bất thường
Một yếu tố khác có thể dẫn đến việc website rơi vào Google Sandbox là lưu lượng backlink tăng bất thường. Backlink là cách để giúp website của bạn được trỏ về từ các liên kết khác. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định uy tín và thứ hạng của trang web. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp số lượng backlink tăng đột biến trong một khoảng thời gian ngắn mà không có sự phát triển tự nhiên. Từ đó, Google có thể coi đây là một dấu hiệu của việc sử dụng các phương pháp SEO không chính thống, đưa website vào trạng thái sandbox.
Một số nguyên nhân khác
Ví dụ, sử dụng nhiều từ khóa trong nội dung (keyword stuffing), hoặc thay đổi cấu trúc URL quá thường xuyên cũng có thể gây ra vấn đề này. Các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến cách Google đánh giá và xếp hạng trang web của bạn. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên sau khi website được xuất bản hoặc thay đổi lớn.
Nhận biết dấu hiệu website bị Google Sandbox
Từ khóa nằm ngoài top 100
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc bị Google Sandbox là từ khóa nằm ngoài top 100 kết quả tìm kiếm. Mặc dù bạn đã thực hiện tối ưu hóa SEO và nội dung chất lượng, nhưng các từ khóa chính vẫn không thể lọt vào top 100. Điều này có thể chỉ ra rằng website của bạn đang bị hạn chế bởi Google.
Website mất dần tính hiệu quả
Khi website bị Google Sandbox, tức là lưu lượng truy cập và tương tác trên trang giảm sút đáng kể mà không có lý do rõ ràng. Những trang web bị ảnh hưởng bởi sandbox thường gặp khó khăn trong việc thu hút người dùng, ngay cả khi nội dung và dịch vụ của họ có chất lượng.
Kết quả tìm kiếm không có bất kỳ kết quả nào về website
Cuối cùng, bạn có thể kiểm tra trên Google và sẽ không có bất kỳ kết quả nào xuất hiện liên quan đến website của bạn. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng nhất, cho thấy trang web của bạn bị giảm thứ hạng và bị loại khỏi kết quả tìm kiếm hoàn toàn. Khi gặp tình trạng này, bạn cần xem xét lại toàn bộ chiến lược SEO của mình và điều chỉnh kịp thời để khắc phục vấn đề.
Ảnh hưởng của Google Sandbox trong SEO
Những webpage có những từ khóa cạnh tranh và có sự hoạt động và tiến triển không được bình thường. Và thông thường những webpage mới sẽ bị kiểm định bởi linkbox.
Thiếu tín hiệu người dùng (Traffic)
Traffic hay còn gọi là lưu lượng truy cập, là số lượng người dùng ghé thăm trang web của bạn. Traffic có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các hình thức trả phí như quảng cáo trên Google, Facebook, và các hình thức không trả phí.
Tín hiệu người dùng là các yếu tố như tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ thoát (bounce rate), và thời gian người dùng ở lại trên trang web. Nhiều người tin rằng những tín hiệu này đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Vậy làm thế nào để cải thiện tình hình này? Một giải pháp hiệu quả là sử dụng từ khóa bóng ma (phantom keywords). Đây là những từ khóa ngách, có độ cạnh tranh thấp vì ít người sử dụng hoặc tối ưu cho chúng.
Kết quả mà bạn nhận được khi áp dụng từ khóa bóng ma có thể rất tích cực, ngay cả khi trang web của bạn mới được thành lập. Vì những từ khóa này ít người biết đến và ít đối thủ cạnh tranh, cơ hội để nội dung của bạn được xếp hạng cao sẽ lớn hơn.
Để các công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung của trang web, bạn cần xây dựng các bài viết mang tính chủ đề rõ ràng (Semantic Content). Kết hợp với đó là việc sử dụng từ khóa bóng ma để thu hút traffic và xây dựng mô hình liên kết nội bộ giữa các bài viết có liên quan. Khi đó, trang web của bạn không chỉ được tối ưu về mặt nội dung mà còn thu hút được lượng truy cập cần thiết.
Thiếu links chất lượng (Trust)
Trong số các tiêu chí xếp hạng quan trọng của Google, có thể kể đến RankBrain, nội dung (Content), và các liên kết (Links). Liên kết được chia thành ba loại chính:
- Backlink (liên kết từ trang web khác trỏ về trang của bạn).
- Liên kết nội bộ (internal links).
- Out-link (liên kết từ trang của bạn trỏ ra trang web khác).
Trong đó, liên kết nội bộ và out-link là những yếu tố mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và xây dựng theo ý mình. Với những website mới, thường rất ít có các trang uy tín liên kết về, điều này có thể làm giảm uy tín của trang trong mắt Google. Ngược lại, nếu có quá nhiều liên kết không chất lượng trỏ về, Google có thể nghi ngờ và coi đó là dấu hiệu không đáng tin cậy. Ngoài ra, việc tối ưu quá đà anchor text (văn bản của liên kết) cũng có thể khiến trang web của bạn bị Google “phạt”.
Từ khóa cạnh tranh ở các thị trường khác nhau
Khi tối ưu hóa từ khóa cho các thị trường khác nhau, yếu tố cạnh tranh thay đổi rất lớn tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt, với những lĩnh vực có tác động trực tiếp đến con người. Chẳng hạn như y tế, tài chính, hoặc giáo dục, thời gian và mức độ ảnh hưởng của Google Sandbox thường kéo dài hơn.
Cạnh tranh từ khóa ở các thị trường này đòi hỏi sự hiểu biết về ngành và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về thông tin và tính xác thực. Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của từng thị trường. Ở các thị trường phát triển mạnh như Mỹ, châu Âu, việc đạt được thứ hạng cao đòi hỏi đầu tư lớn về thời gian và nguồn lực.
Làm thế nào để hủy bỏ hoặc rút ngắn thời gian Google Sandbox?
Xây dựng nội dung (content) theo chủ đề (theme content), kết hợp ngữ nghĩa (semantic content) và sử dụng từ khóa bóng ma để sản xuất ra nội dung ấn tượng. Bên cạnh đó, phối hợp với xây dựng liên kết backlink SEO mũ trắng một cách chất lượng thì giải pháp này là có thể khả thi.
Thay vì lo lắng và băn khoăn liệu những việc đang làm có ảnh hưởng đến website và bị Google phạt hay không. Có thể tham khảo dịch vụ SEO chuyên nghiệp của WIFIM JSC – đã triển khai thành công nhiều dự án của nhiều lĩnh vực. Mọi người có thể liên hệ qua thông tin bên dưới để biết thêm thông tin.