SERP Analysis là gì? Hướng dẫn 8 bước sử dụng SERP hiệu quả

SERP Analysis là một bước quan trọng để tạo ra một bài viết có hệ thống từ khóa chuẩn SEO. Vậy SERP Analysis là gì? Làm thế nào để một người mới vào nghề sử dụng SERP Analysis một cách hiệu quả? Cùng WIFIM JSC tìm hiểu định nghĩa và 8 bước sử dụng SERP Analysis để nâng cao thứ hạng tìm kiếm của website.

Định nghĩa SERP Analysis

 Định nghĩa SERP Analysis
Định nghĩa SERP Analysis

SERP Analysis (Search Engine Results Page Analysis) là quá trình phân tích các trang web được xếp hạng cao. Từ kết quả phân tích, SEOers có thể đánh giá liệu từ khóa đang dùng có hiệu quả và vượt trội hơn đối thủ không? Đây là một bước quan trọng trong việc nghiên cứu từ khóa, tiền đề để sở hữu hệ thống từ khóa độc đáo.

Các chỉ số quan trọng trong SERP Analysis

Các chỉ số quan trọng trong SERP Analysis
Các chỉ số quan trọng trong SERP Analysis

CTR (Click-through Rate):
CTR phản ánh sự phù hợp giữa ý định tìm kiếm của người dùng và nội dung của trang web. Một CTR cao là minh chứng rằng một tiêu đề và mô tả đó đủ hấp dẫn. Để tối ưu hóa CTR, bạn nên thử nghiệm với các tiêu đề và mô tả khác nhau, đảm bảo chúng rõ ràng, hấp dẫn và chứa từ khóa chính.

Bounce Rate và Time on Page:
Bounce Rate (Tỷ lệ thoát) là phần trăm số lượt truy cập vào một trang web mà người dùng rời đi ngay lập tức. Ngược lại, Time on Page (Thời gian trên trang) cho biết thời gian người dùng ở lại với trang Web. Tỷ lệ thoát thấp và thời gian ở lại lâu cho thấy người dùng thấy nội dung của bạn có giá trị. Để cải thiện các chỉ số này, hãy tập trung vào việc cung cấp nội dung chất lượng cao, dễ đọc và có liên quan.

Chỉ số Domain Authority và Page Authority:
Domain Authority (DA) là chỉ số đo lường uy tín của toàn bộ miền, trong khi Page Authority (PA) đánh giá sức mạnh của từng trang cụ thể trên website. Cả hai chỉ số đều được phát triển bởi Moz và giúp dự đoán khả năng của trang web hoặc trang cụ thể trong việc xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Để cải thiện DA và PA, bạn cần xây dựng liên kết chất lượng cao từ các trang web uy tín, tối ưu hóa nội dung trang và đảm bảo trang web của bạn được cấu trúc tốt và không có lỗi kỹ thuật.

Chức năng của SERP Analysis

Chức năng của SERP Analysis
Chức năng của SERP Analysis

SERP Analysis sẽ giúp các SEOer phát hiện từ khóa hay từ việc phân tích trang của đối thủ. Đích đến của việc này chính là tìm kiếm một chiến lược tối ưu content (nội dung) và  xây dựng backlink. Các SEOer mới vào nghề cần tìm hiểu kỹ về Domain, Page Authority, loại content, độ biến động SERP, chỉ số liên kết ý định tìm kiếm,…  Đây được xem là những yếu tố khá quan trọng để gia tăng lượng traffic của website.

Những sai lầm thường gặp khi thực hiện SERP Analysis

Những sai lầm thường gặp khi thực hiện SERP Analysis
Những sai lầm thường gặp khi thực hiện SERP Analysis

Lựa chọn từ khóa không phù hợp:
Một trong những lỗi thường gặp khi phân tích SERP là chọn từ khóa không đúng. Việc chọn từ khóa quá chung chung hoặc không cụ thể có thể dẫn đến kết quả phân tích không chính xác và không thể hiện đúng hiệu quả của chiến lược SEO. Để tránh sai lầm này, hãy sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để xác định từ khóa có lượng tìm kiếm cao, nhưng cũng phải phù hợp với ngách và nội dung của trang web bạn đang phân tích.

Vô tình hoặc cố ý bỏ qua các ý định tìm kiếm của người dùng:
Hiểu sai về ý định tìm kiếm của người dùng là một sai lầm nghiêm trọng khác. Ý định tìm kiếm phản ánh mục đích thực sự mà người dùng có khi nhập từ khóa vào công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như tìm kiếm thông tin, mua hàng, hay so sánh sản phẩm. Nếu phân tích SERP mà lơ đi các ý định, bạn có thể bỏ lỡ các cơ hội tối ưu hóa nội dung phù hợp với các ý định đó. Để khắc phục điều này, hãy phân tích các loại ý định tìm kiếm khác nhau và đảm bảo nội dung của bạn đáp ứng chính xác các yêu cầu và mong đợi của người dùng.

Các bước để triển khai SERP Analysis một cách hiệu quả

Các bước để triển khai SERP Analysis một cách hiệu quả
Các bước để triển khai SERP Analysis một cách hiệu quả

Để phân tích SERP, người viết có thể sử dụng nhiều công cụ như SERP Checker by Mangools, SEOquake, Moz SERP Analysis, Google Search,… Tuy nhiên, Ahrefs là công cụ hiệu quả khi phân tích SERP. Cùng xem các bước để thực hiện SERP Analysis là gì? 

Bước 1: Phân tích click và lượt truy cập tiềm năng 

SERP có đến 24 cách hiển thị kết quả tìm kiếm trên Google như Featured snippets (Đoạn trích nổi bật), Local Pack (Gói địa phương), Reviews (Đánh giá),… Điều này làm từ khóa của bạn nằm ở vị trí cao nhưng tỉ lệ truy cập lại rất thất. Vì vậy để khách hàng tiềm năng truy cập trực tiếp vào website của bạn, bạn cần quan tâm nhiều về chỉ số click.

Ví dụ: Từ khóa “Trấn Thành sinh năm bao nhiêu” có lượng tìm kiếm với 12.1 triệu/mỗi 0.84 giây. 

Tuy nhiên theo kết quả cho thấy chỉ có 47% người click vào trang. Điều này xảy ra vì Google đã hiển thị năm sinh của Trấn Thành một cách rõ ràng dù bạn không nhấp vào trong.

Bước 2: Phân tích các từ khóa phụ

Phân tích các từ khóa phụ
Phân tích các từ khóa phụ

Từ khóa phụ là từ khóa có họ hàng với từ khóa chính. Từ khóa phụ thường mang tính chất mô tả, bổ trợ từ khóa chính. Loại từ khóa này sẽ dễ dàng được SEO hơn nhưng lượng truy cập lại không cao. Tuy nhiên, nếu phân tích các từ khóa phụ hiệu quả, bạn cũng có thể vượt qua đối thủ trong bảng xếp hạng tìm kiếm.

Bước 3: Phân tích độ tin cậy của Domain và URL

Phân tích độ tin cậy của Domain và URL
Phân tích độ tin cậy của Domain và URL

Để biết đâu là một từ khóa tiềm năng, người viết cần quan sát website của các đối thủ trong TOP 10. Bạn có thể sẽ nhận thấy có ít nhất 1 – 2 đối thủ có ngưỡng điểm +/- 5 so với điểm Domain Rating của bạn và URL Rating từ 0 đến < 20. Con số này chỉ mang tính chất minh họa và không phải là chuẩn mực.

Khi phân tích các chỉ số như Domain Rating và URL Rating, đừng chỉ dừng lại ở việc so sánh số liệu. Hãy mở rộng phân tích bằng cách so sánh cấu trúc liên kết của các đối thủ, tuổi đời domain, và độ đa dạng nội dung trên trang web của họ. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố khác ảnh hưởng đến độ tin cậy và xếp hạng của trang web, từ đó đưa ra chiến lược tối ưu hóa hiệu quả hơn. 

Bước 4: Phân tích search intent

Phân tích search intent
Phân tích search intent

Search Intent được hiểu là ý định tìm kiếm. Phân tích chỉ số Search Intent giúp truy vấn tìm kiếm của người dùng. Đây là một bước rất quan trọng trong việc triển khai SERP Analysis. Việc này quyết định liệu từ khóa của bạn có thể tranh thứ hạng cao hay không? Vậy những ý định tìm kiếm mà các SEOer không thể bỏ qua khi thực hiện SERP Analysis là gì? Đó chính là: Informational (thông tin), Navigational (điều hướng), Commercial Investigation (điều tra thương mại), Transaction (giao dịch).

Bước 5: Phân tích chất lượng content

Phân tích chất lượng content
Phân tích chất lượng content

Trước khi tiến hành viết, bạn hãy luôn kiểm tra loại content nào đang chiếm ưu thế trên SERP. Trên thực tế, bài viết của bạn có thể dễ dàng bị tụt dốc nếu không đạt  chuẩn về yêu cầu về loại content. Sau khi phân loại nội dung, người viết cần tiến hành phân tích chất lượng nội dung bài viết. Người viết cần nắm rõ cấu trúc của một bài viết đạt chuẩn SEO và các yếu tố sau: 

  • Cách trình bày hình ảnh, video, âm thanh,…
  • Cách thức Hành văn
  • Cấu trúc nội dung bài viết

Nội dung cần mang đến những góc nhìn sáng tạo hoặc thông tin bổ ích mà các bài viết khác chưa khai thác, từ đó tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn đối với người đọc. Đảm bảo rằng bài viết không chỉ đầy đủ thông tin mà còn mang lại giá trị gia tăng so với nội dung của các đối thủ cạnh tranh.

Bước 6: Phân tích độ biến động của SERP và số lượng liên kết 

Phân tích độ biến động của SERP và tốc độ liên kết
Phân tích độ biến động của SERP và số lượng liên kết

Kiểm tra lịch sử biến động thứ hạng là một việc rất quan trọng trong triển khai SERP Analysis. Phân tích tốc độ liên kết giúp cho bạn dự đoán được lượng liên kết tiềm năng. Kết quả này có ảnh hưởng trong việc triển khai SERP Analysis là gì? Nhờ vào kết quả này, người quản lý website sẽ dự đoán được độ cạnh tranh so với đối thủ và đưa ra những chiến lược content hợp lý

Công cụ hỗ trợ phân tích SERP hiệu quả

Công cụ hỗ trợ phân tích SERP hiệu quả
Công cụ hỗ trợ phân tích SERP hiệu quả

Công cụ miễn phí

  1. Google Search Console:
    Trang web cung cấp thông tin quan trọng về hiệu suất tìm kiếm và đưa ra cảnh báo liên quan đến những vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị trên Google. Công cụ này giúp bạn theo dõi các chỉ số SEO chính và thực hiện các cải thiện cần thiết để tối ưu hóa sự hiện diện của trang trong kết quả tìm kiếm.
  2. Google Keyword Planner:
    Hỗ trợ bạn trong việc nghiên cứu và đánh giá các từ khóa có liên quan, đồng thời dự đoán lưu lượng tìm kiếm và chi phí cho quảng cáo từ khóa. Nó đưa ra thông tin chi tiết về mức độ cạnh tranh giữa các từ khóa, hỗ trợ quá trình phát triển chiến lược SEO hiệu quả.
  3. Các công cụ mở rộng của trình duyệt:
  • SEOquake: Cung cấp các chỉ số SEO cơ bản và thông tin chi tiết về trang web ngay trong giao diện trình duyệt, giúp bạn dễ dàng theo dõi và đánh giá các yếu tố SEO.
  • MozBar: Hiển thị dữ liệu về độ uy tín của trang và miền khi bạn lướt web, cho phép bạn xem xét và đánh giá trực tiếp trang web trong khi đang sử dụng 

Công cụ trả phí

  1. Ahrefs:
    Cung cấp phân tích sâu về hồ sơ liên kết và từ khóa của đối thủ cạnh tranh, đồng thời theo dõi hiệu suất từ khóa của bạn. Ahrefs cho phép bạn khám phá các cơ hội tối ưu hóa mới và đánh giá chiến lược SEO hiện tại với dữ liệu chi tiết về các liên kết và vị trí từ khóa.
  2. Semrush:
    Theo dõi thứ hạng từ khóa, phân tích chiến lược SEO của đối thủ cạnh tranh. Semrush cung cấp các công cụ phân tích nội dung để giúp bạn tối ưu hóa trang web, cũng như đánh giá và phát triển chiến lược SEO toàn diện.
  3. Moz:
    Cung cấp các công cụ phân tích chi tiết để đánh giá các yếu tố SEO trên trang, bao gồm các liên kết và sức mạnh của miền. 
  4. SimilarWeb:
    Cung cấp phân tích chi tiết về lưu lượng truy cập của trang web và nguồn gốc của traffic. Nó cũng giúp so sánh hiệu suất của trang web với các đối thủ và phân tích xu hướng thị trường để tối ưu hóa chiến lược marketing và SEO.

Kết luận

Bài viết trên tổng hợp định nghĩa và các bước triển khai SERP Analysis. Wifim.vn tin rằng bạn đọc đã nắm rõ SERP Analysis có nghĩa là gì? Đây là một công cụ hiệu quả để phát triển thứ hạng tìm kiếm mà mọi SEOers phải biết. Nếu vẫn còn thắc mắc về chủ đề này, bạn đọc có thể để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới.

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5