Internal link là gì? Thúc đẩy SEO thông qua liên kết nội bộ

Internal link (liên kết nội bộ) là một trong những yếu tố quan trọng giúp tối ưu hóa SEO cho website. Bằng cách liên kết các trang trong cùng một website với nhau, internal link giúp cải thiện khả năng xếp hạng trên Google và tăng trải nghiệm người dùng. Việc xây dựng hệ thống internal link hợp lý không chỉ giúp điều hướng dễ dàng mà còn phân phối giá trị SEO một cách hiệu quả. Trong đó, Internal link đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cấu trúc website và tối ưu hóa chiến lược SEO.

Khái niệm internal link
Khái niệm internal link

Định nghĩa

Internal link là liên kết dẫn từ một trang trong website của bạn sang một trang khác cũng thuộc cùng website đó. Liên kết này giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng di chuyển qua các trang khác nhau. Đồng thời nó giúp phân bổ giá trị SEO giữa các trang một cách hợp lý. Đối với SEO, việc quản lý internal link có thể tăng khả năng hiển thị của trang web trên kết quả tìm kiếm.

Sự khác biệt giữa liên kết nội bộ và liên kết khác

Liên kết nội bộ chỉ hoạt động trong phạm vi website của bạn, trong khi liên kết ngoại (external link) dẫn đến các trang web khác. Đặc biệt, Internal link có thể được kiểm soát và tối ưu hóa hoàn toàn bởi quản trị viên web. Nhưng external link sẽ có thể mang lại giá trị từ bên ngoài nhưng không kiểm soát được hoàn toàn.

Yếu tố Internal Link External Link
Mục tiêu Điều hướng người dùng trong trang web Kết nối với các trang web khác
Khả năng kiểm soát Kiểm soát hoàn toàn Không kiểm soát hoàn toàn
Ảnh hưởng đến SEO Cải thiện thứ hạng của các trang nội bộ Tăng độ tin cậy từ các nguồn bên ngoài
Ưu điểm Dễ quản lý, tối ưu hóa dễ dàng Tạo niềm tin từ bên ngoài
Nhược điểm Phải tự quản lý tất cả Không thể kiểm soát nguồn liên kết

Khi nào nên sử dụng internal link? Khi bạn muốn điều hướng người dùng đến các trang có nội dung liên quan và cần cải thiện SEO cho các trang đó. External link lại hiệu quả khi bạn muốn tăng độ tin cậy của trang web thông qua sự kết nối với các nguồn uy tín bên ngoài.

Vai trò của internal link
Vai trò của internal link

Cải thiện SEO và khả năng xếp hạng trang web

Internal link giúp Google hiểu rõ cấu trúc website của bạn và xác định được những trang quan trọng. Điều này có thể giúp tăng khả năng xếp hạng của trang trên kết quả tìm kiếm, đặc biệt khi các liên kết được xây dựng hợp lý và rõ ràng.

Điều hướng người dùng đến các trang quan trọng

Việc sử dụng internal link giúp người dùng dễ dàng tiếp cận những trang quan trọng hoặc liên quan. Từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng và giữ chân họ lâu hơn trên website (trong chuyên môn người ta gọi là điều hướng người dùng).

Một trong những lợi ích lớn nhất của internal link là khả năng phân phối giá trị từ các trang có thẩm quyền cao (Page Authority) đến các trang yếu hơn. Giúp cải thiện và tổng thể sức mạnh SEO cho toàn bộ website của mình.

Gửi tín hiệu đến Google

Internal link thường sử dụng văn bản liên kết (anchor text), giúp thông báo cho Google về nội dung của trang và từ khóa muốn xếp hạng. Điều này giúp tăng cường khả năng hiển thị của các trang liên quan trên kết quả tìm kiếm.

Cải thiện thu thập dữ liệu

Internal link giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn trong việc quét và lập chỉ mục các trang quan trọng trên website. Đảm bảo rằng không có trang nào bị bỏ sót trong quá trình đánh giá và xếp hạng.

  • Mô hình kim tự tháp

Mô hình kim tự tháp
Mô hình kim tự tháp

Đây là mô hình phổ biến nhất, với trang chủ nằm ở đỉnh của kim tự tháp và liên kết xuống các bài viết chi tiết hơn. Mô hình này giúp cấu trúc website dễ hiểu và điều hướng một cách thuận tiện nhất.

  • Mô hình bánh xe

Mô hình bánh xe
Mô hình bánh xe

Trang chủ liên kết đến các chuyên đề và từ các chuyên đề lại liên kết đến các bài viết liên quan. Mô hình này tạo ra một hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các chủ đề với nhau.

  • Cấu trúc liên kết dạng Silo

Cấu trúc liên kết dạng Silo
Cấu trúc liên kết dạng Silo

Dạng mô hình này giúp tối ưu hóa SEO theo từng cụm chủ đề, tăng khả năng xếp hạng cho toàn bộ chủ đề đó. Cụ thể hơn là nhờ vào việc phân chia nội dung thành các chủ đề cụ thể. Song song đó, mỗi chủ đề sẽ có các bài viết liên quan được liên kết với nhau.

  • Mô hình Topic Cluster

Mô hình Topic Cluster
Mô hình Topic Cluster

Đây là mô hình tập trung vào một chủ đề lớn, trong đó một bài viết gốc (pillar content) sẽ liên kết với các bài viết con (cluster content). Từ đó, tạo ra một hệ thống liên kết mạnh mẽ xung quanh một chủ đề cụ thể.

Các vấn đề thường gặp khi triển khai internal link và cách khắc phục
Các vấn đề thường gặp khi triển khai internal link và cách khắc phục

Liên kết nội bộ bị hỏng (broken links)

Liên kết bị hỏng có thể làm giảm trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến SEO. Bạn có thể phát hiện và sửa chữa các liên kết này bằng các công cụ như Google Search Console.

Sự trùng lặp nội dung và quá tải liên kết

Cần cân bằng số lượng liên kết nội bộ để tối ưu hóa giá trị cho mỗi liên kết. Bởi khi có quá nhiều liên kết trên một trang, giá trị của từng liên kết sẽ bị giảm đi.

Thuộc tính nofollow trong website

Cần đảm bảo rằng các internal link không mang thuộc tính nofollow nếu bạn muốn chúng truyền giá trị SEO cho các trang khác.

Liên kết đến các trang không liên quan

Cần tránh liên kết đến các trang không liên quan, thay vào đó hãy liên kết trang có nội dung tương đồng để tăng độ liên kết giữa các trang.

Trang ngõ cụt (orphan page)

Trang ngõ cụt là các trang không có liên kết nào từ các trang khác, điều này khiến trang bị bỏ qua trong quá trình thu thập dữ liệu. Bạn nên thêm các liên kết từ các trang liên quan để khắc phục vấn đề này.

Trang chỉ có 1 liên kết nội bộ

Các trang dạng này thường không nhận được sự ưu tiên cao trong quá trình thu thập dữ liệu và đánh giá của Google. Việc khắc phục có thể được lựa chọn giữa thêm, sử dụng các anchor text phù hợp hoặc điều chỉnh cấu trúc website.

Chuyển hướng từ các trang HTTPS sang HTTP

HTTPS là tiêu chuẩn hiện tại cho việc truyền tải dữ liệu an toàn trên internet. Khi chuyển hướng từ HTTPS sang HTTP có thể tạo ra các lỗ hổng bảo mật, đồng thời làm giảm lòng tin của người dùng. Bạn nên giao thức HTTPS cho tất cả các trang hoặc chuyển hướng 301.

Độ sâu trang web quá lớn

Độ sâu trang web là số lần nhấp chuột mà người dùng cần thực hiện để truy cập vào một trang bất kỳ từ trang chủ. Tác động của độ sâu trang quá lớn làm giảm trải nghiệm người dùng mang tới kết quả tiêu cực cho SEO. Nhưng có thể khắc phục bằng cách giảm bớt số lần nhấp chuột cần thiết hoặc tạo sơ đồ trang web (sitemap).

Những cách đặt internal link mang lại hiệu quả
Những cách đặt internal link mang lại hiệu quả

Tránh dùng cùng một văn bản cho nhiều trang

Khi tạo internal link, cần đảm bảo rằng mỗi văn bản liên kết (anchor text) là duy nhất và phù hợp với nội dung của từng trang. Vì thế, bạn nên sử dụng văn bản mô tả chính xác nội dung của trang đích. Ví dụ, “Tìm hiểu về chiến lược SEO” cho trang liên quan đến SEO và “Tìm hiểu về tối ưu hóa nội dung” cho trang nội dung.

Đặt liên kết ở vị trí dễ thấy

Vị trí của internal link rất quan trọng để cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa SEO. Khi đặt ở đầu trang hoặc gần các tiêu đề giúp người dùng dễ dàng nhận ra và nhấp vào.

Liên kết đến và từ các trang quan trọng

Việc đặt internal link sẽ có hiệu quả hơn khi bạn liên kết từ trang chủ/bài viết có truy cập cao đến các trang cần cải thiện thứ hạng. Hay hiểu cách khác là bạn đang giúp tăng cường khả năng xếp hạng cho những trang đó.

Không nên thêm quá nhiều liên kết

Hãy giới hạn số lượng liên kết, đảm bảo rằng mỗi liên kết đều mang giá trị và liên quan đến nội dung. Bởi khi thêm quá nhiều liên kết trên một trang có thể gây khó khăn cho người dùng trong việc tìm kiếm thông tin chính xác.

Tránh tự động hóa

Các công cụ này không thể đánh giá ngữ cảnh hoặc tính liên quan của trang đích (Landing page), dẫn đến việc tạo ra các liên kết không hợp lý. Vì vậy, hãy tạo liên kết thủ công để đảm bảo tính phù hợp và chất lượng.

Hỗ trợ việc lập chỉ mục

Internal link giúp Google tìm thấy và lập chỉ mục các trang quan trọng trên website. Khi bạn liên kết các trang quan trọng với nhau, bạn sẽ tăng cường khả năng Google thu thập dữ liệu và hiểu rõ hơn về nội dung của trang.

Sử dụng liên kết “dofollow”

Chỉ định internal link là “dofollow” để cho phép Google truyền giá trị SEO từ trang này sang trang khác. Việc sử dụng thuộc tính “nofollow” trong các liên kết không mang lại giá trị SEO, vì vậy hãy đảm bảo rằng các liên kết quan trọng đều là “dofollow”.

Kiểm tra liên kết thường xuyên

Cấu trúc internal link cần được kiểm tra và bảo trì thường xuyên. Sử dụng Google Search Console hoặc các công cụ khác để kiểm tra và phát hiện các liên kết bị hỏng hoặc không còn hoạt động.

Ưu tiên liên kết đầu tiên

Liên kết đầu tiên trên một trang thường được Google đánh giá cao nhất. Đặt các liên kết quan trọng ở đầu trang hoặc trong phần đầu của nội dung giúp cả Google và người dùng dễ dàng nhận diện.

Cập nhật các trang cũ

Khi tạo nội dung mới, hãy quay lại các bài viết hoặc trang cũ để cập nhật thêm các liên kết nội bộ mới. Điều này giúp phân phối giá trị SEO đồng đều hơn và giữ cho các trang cũ có giá trị với người dùng.

Liên kết chiến lược từ trang chủ

Trang chủ của một website thường có độ tin cậy cao và là nơi dễ được Google thu thập dữ liệu. Việc liên kết trực tiếp từ trang chủ đến các trang sản phẩm chính hoặc bài viết quan trọng sẽ giúp Google đánh giá cao hơn các trang này.

Sử dụng văn bản liên kết rõ ràng

Đối với phần Anchor text, bạn cần mô tả rõ ràng nội dung của trang đích. Sử dụng từ khóa chính hoặc các từ ngữ mô tả chính xác sẽ giúp người dùng và Google dễ dàng hiểu được nội dung của liên kết. Tránh sử dụng các từ chung chung như “bấm vào đây” mà thay vào đó, hãy dùng các cụm từ mô tả chính xác hơn.

Kết luận

Internal link (liên kết nội bộ) là công cụ điều hướng và là yếu tố then chốt trong chiến lược tối ưu hóa SEO tổng thể. Việc triển khai internal link một cách chiến lược sẽ giúp cải thiện khả năng xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Hơn nữa, các liên kết được đặt ở vị trí hợp lý sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung mà họ quan tâm. Vì thế, đầu tư vào chiến lược internal link hiệu quả là tạo ra giá trị lâu dài cho toàn bộ website.

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5