Google Panda là bộ lọc nội dung được thiết kế để cải thiện kết quả tìm kiếm của Google. Thuật toán này dùng để thay thế cho thuật toán Google Caffeine trước đây. Mục tiêu của thuật toán này là lọc bỏ các kết quả tìm kiếm chứa thư rác, nội dung trùng lặp và các trang web có chất lượng thấp. Điều đặc biệt về thuật toán Panda là nó có thể áp dụng những hình phạt cho các trang con, chứ không cần phải áp dụng lên một trang web tổng thể
Tiêu chí đánh giá thuật toán Panda
Hãy check lại những tiêu chi dưới đây trong website của bạn đã đáp ứng được thuật toán Panda hay chưa?
- Mạng lưới mạng xã hội: Đây là một trong những tiêu chí khiến thuật toán Panda đánh giá trang web của bạn ở mức độ cao
- Thông tin website đáng tin cậy: Hãy xem lại những nội dung trên website của bạn đã đủ chân thực hay chưa?
- Dự án quảng cáo: Một trang web chỉ tập trung vào quảng cáo mà không đầu tư vào nội dung sẽ bị Panda đánh giá ở thang điểm thấp
- Nội dung website: Đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa vào website của bạn. Hãy tập trung vào cách hành văn và tối ưu chất lượng hình ảnh
- Giao diện website: Quan tâm cải thiện kỹ thuật UX/UI của website thường xuyên sẽ giúp Google Panda đánh giá cao bạn
- Internal Link: Hãy kiểm tra lại mật độ Internal Link trên site của bạn đã chuẩn hay chưa?
- Bounce Rate: Là chỉ số tính tỷ lệ người vào xem 1 trang duy nhất rồi thoát ra. Chỉ số càng cao đồng nghĩa với nội dung trang web của bạn càng không hấp dẫn
- Độ tương tác của người xem: Panda sẽ dựa vào 2 chỉ số time on page và page view để đánh giá yếu tố tương tác của người xem trên website của bạn
Án phạt Google Panda dành cho nội dung như thế nào?
Hãy khắc phục những nội dung có chất lượng sau đây để có thể tránh được án phạt do Panda
Nội dung mỏng
Tên tiếng Anh là Thin Content chỉ những content không có nội dung chi tiết, ngắn, sáo rỗng và không cung cấp thêm bất kỳ thông tin hay tin tức mới nào cho người đọc
Thin content thường xuất hiện tại các website chuyên đánh giá về sản phẩm. Bởi vì những trang web này chỉ cung cấp hướng dẫn sử dụng ngắn gọn đi kèm thông số sản phẩm. Hoặc trang web có mật độ affiliate link dày đặc cũng khiến cho tỷ lệ người dùng thoát trang tăng vọt. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của website và dẫn đến án phạt Google Panda
Trong một số trường hợp khác, nội dung mỏng còn là những website có chứa quá nhiều backlink đi kèm với nội dung rác, không có ý nghĩa… Đây là những website có khả năng dính hình phạt từ thuật toán Google Panda cao
Nội dung không đạt chất lượng
Tên gọi tiếng anh của loại nội dung này là Poor Content. Thuật ngữ này chỉ những nội dung không chỉ mỏng mà chủ đề của nó còn không liên quan nhiều đến lĩnh vực, ngành nghề chung của website
Các yếu tố để đánh giá một nội dung không đạt chất lượng phổ biến bị án phạt Google Panda bao gồm: kiểu chữ, cách sắp xếp tiêu đề, hình ảnh chất lượng thấp, lỗi ngữ pháp, dấu câu không hợp lý. Nói chung, tổng thể trang web khiến người dùng cảm thấy khó chịu ngay từ lần đọc đầu tiên
Đôi khi, nội dung không đạt chất lượng bị án phạt Google Panda còn là những bài viết dài dòng, lan man nhưng lại không cung cấp đầy đủ kiến thức mà người dùng cần tìm. Các nội dung này luôn tạo cho người đọc cảm giác được tạo ra tự động bởi một công cụ nào đó vì các nội dung bị sắp xếp lộn xộn, khó hiểu và không cung cấp kiến thức cụ thể
Những bài viết có thông tin lỗi thời, không được cập nhật thường xuyên cũng là một dạng poor content. Ngoài ra, nếu trang web có nhiều cửa sổ từ trang web thứ 3 tự động bật lên, banner quảng cáo quá nhiều cũng là website có nội dung không đạt chất lượng bị dính án phạt Google Panda
Nội dung copy
Hay còn gọi là Duplicate Content là nội dung được sao chép từ nhiều website khác nhau mà bạn tìm kiếm được thông qua Internet. Google Panda thường tính nội dung copy thông qua các chỉ số sau:
- Khung thiết kế mặc định
- Nội dung cụ thể trong từng trang con
- Khung theme
- Thẻ miêu tả Meta
- HTML Code
- Thẻ tiêu đề
Trong một số trường hợp, Google Panda cũng tính nội dung copy là những bài viết có nội dung giống khoảng 90% – 100% với một bài viết khác trong nội bộ trang web. Duplicate Content này vô tình được tạo ra do người viết hoặc do lỗi trong quá trình thực hiện kỹ thuật.
Ví dụ: Một sản phẩm mới được đăng tải lên trang sản phẩm của website với nội dung chất lượng đạt tiêu chuẩn. Nhưng sau đó, nội dung này được tái sử dụng và đăng lên trên blog của chính website đó. Thì đây được tính là nội dung copy trong nội bộ website
Dấu hiệu nhận biết website bị Google phạt do Panda
Kiểm tra bằng các công cụ dưới đây để xác định trang web của bạn đã bị Google Panda phạt hay chưa?
Kiểm tra bằng Google Search Console
Đây là công cụ hỗ trợ bạn xem các báo cáo chỉ số nội dung, khắc phục thứ hạng và duy trì vị trí trang web của bạn khi xuất hiện ở các trang tìm kiếm của Google. Đây là một công cụ hoàn toàn miễn phí của Google. Nếu thứ hạng của bạn bị giảm xuống thì có khả năng website đá bị án phạt Panda
Kiểm tra trong Google Analytics
Đây cũng là một công cụ miễn phí đến từ Google, hỗ trợ các chủ website theo dõi các chỉ số về lượng tương tác khách hàng bằng những bảng thống kê chi tiết. Nếu lượng tương tác của khách hàng giảm xuống đáng kể thì có thể website bị Google phạt do Panda
Khắc phục án phạt Google Panda hiệu quả
Để khắc phục các án phạt Google Panda bạn cần thực hiện ngay những hành động sau:
Tối ưu nội dung website
Bổ sung ngày nhưng trang con, những bài tin tức có topic mang tính truyền đạt kiến thức và đảm bảo rằng các nội dung trong 1 website cần nhất quán với nhau. Luôn kiểm tra chỉ số Duplicate trước khi cho một nội dung mới lên website.
Các yếu tố trình bày như kiểu chữ, cách sắp xếp tiêu đề, chất lượng hình ảnh, ngữ pháp và dấu câu cũng cần được kiểm tra tỉ mỉ. Những yếu tố này tuy nhỏ nhưng thể hiện được độ đáng tin cậy của website và giữ chân người dùng một cách hiệu quả
Tập trung chỉ số CTR
CTR (Click through rate) là tỷ lệ khách hàng click vào một link website cụ thể số với tổng số khách hàng trên tất cả các website. Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ website của bạn là một website chất lượng
Cấu trúc nội dung, meta đạt chuẩn và đường dẫn ngắn gọn chính là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chỉ số CTR. Những yếu tố này giúp người dùng biết được website của bạn có đang cung cấp nội dung mà họ mong muốn hay không? Nếu có thì chắc hẳn họ sẽ click vào trang web của bạn
Loại bỏ các nội dung kém chất lượng
Xóa ngay các trang có nội dung mỏng và copy bởi vì URL của những trang đó đã bị Google phạt án Panda. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra những nội dung backlinks có trong bài viết một các thường xuyên. Bởi vì, các thông tin và kiến thức luôn thay đổi và cập nhật liên tục theo thời gian. Nếu nội dung của backlinks trở nên lỗi thời, bạn cần loại bỏ nó và thay thế bởi một link khác có nội dung chất lượng hơn
Không đặt quá nhiều quảng cáo trên web
Như đã nói ở trên, 1 website chỉ tập trung vào quảng cáo mà bỏ qua nội dung sẽ làm mất thứ hạng của mình trên trang tìm kiếm Google. Tốt nhất, bạn chỉ nên giữ lại những quảng cáo có liên quan đến nội dung bài viết. Thao tác này có thể giúp website của bạn cải thiện lại thứ hạng trên trang tìm kiếm của Google
Trên đây đã giải đáp đến bạn thuật ngữ Google Panda là gì? Cùng các chỉ tiêu đánh giá, cách nhận biết tình trạng website và cách khắc phục. Mong rằng thông tin trên hữu ích với bạn