Thẻ heading là gì? Tối ưu thẻ heading tags chuẩn trong SEO

Thẻ heading (H1 – H6) là những thẻ quan trọng trong việc tổ chức và phân cấp nội dung trang web. Việc sử dụng thẻ heading đúng cách giúp cải thiện cấu trúc bài viết, giúp công cụ tìm kiếm và người dùng dễ dàng hiểu được nội dung chính. Vậy thẻ heading là gì? Làm thế nào để tối ưu thẻ heading chuẩn SEO? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Định nghĩa thẻ heading là gì?

Định nghĩa thẻ heading là gì
Định nghĩa thẻ heading là gì

Thẻ heading là các thẻ HTML từ H1 đến H6 được sử dụng để phân cấp các tiêu đề và phần mục trong bài viết hoặc trang web. Mỗi thẻ heading có một mức độ quan trọng khác nhau và giúp xác định cấu trúc của nội dung. Thẻ H1 là tiêu đề chính, thường chứa từ khóa chính của bài viết. Trong khi các thẻ H2, H3, H4,… sẽ dùng để phân chia các phần nhỏ hơn, chi tiết hơn của nội dung.

Việc tối ưu thẻ heading giúp cho cả người dùng và các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng nắm bắt nội dung bài viết một cách mạch lạc. Nó không chỉ giúp SEO hiệu quả mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web.

Vai trò của heading trong cấu trúc nội dung

Vai trò của heading trong cấu trúc nội dung
Vai trò của heading trong cấu trúc nội dung

Các thẻ heading đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia và tổ chức nội dung. Với việc sử dụng heading hợp lý, người đọc có thể dễ dàng nhận biết các phần chính, phụ. Hơn nữa, các công cụ tìm kiếm cũng dựa vào cấu trúc heading để hiểu nội dung trang. Từ đó cải thiện khả năng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.

Phân loại thẻ heading (H1 – H6)

Phân loại thẻ heading (H1 - H6)
Phân loại thẻ heading (H1 – H6)

Ý nghĩa của từng loại heading

  • Heading 1: Thẻ H1 là tiêu đề chính, chứa thông tin chủ đạo của trang hoặc bài viết. Mỗi trang chỉ nên có một thẻ H1 duy nhất, và thẻ này phải phản ánh đúng nội dung tổng thể của trang.
  • Heading 2: Thẻ H2 được dùng để chia nhỏ các phần chính trong nội dung. Ví dụ, nếu bạn đang viết về SEO, thẻ H2 có thể dùng cho các phần như “Cách tối ưu thẻ title” hay “Làm thế nào để viết nội dung chuẩn SEO.”
  • Heading 3: Thẻ H3 giúp chia nhỏ các mục trong phần được định nghĩa bởi thẻ H2. Chúng thường dùng để phân chia các thông tin chi tiết hơn trong mỗi phần chính.
  • Heading 4 – Heading 6: Các thẻ H4, H5 và H6 dùng để tổ chức các chi tiết nhỏ trong phần nội dung, ít quan trọng hơn các thẻ H1, H2, H3. Những thẻ này giúp nội dung được cấu trúc rõ ràng và dễ theo dõi. Các heading này thường ít khi được sử dụng, chỉ dùng trong trường hợp bài viết cần sự chi tiết nhiều và cụ thể.

Cấp độ quan trọng của các thẻ heading

  • H1 có tầm quan trọng cao nhất trong SEO. Đây là thẻ heading chính, giúp xác định chủ đề của toàn bộ trang.
  • H2H3 giúp xây dựng cấu trúc nội dung rõ ràng, phân chia các phần chính và chi tiết. Chúng làm cho bài viết trở nên dễ hiểu hơn và thuận tiện cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm.
  • H4 – H6 thường được sử dụng cho các phần bổ sung, ít quan trọng hơn. Những thẻ này hỗ trợ làm phong phú thêm nội dung nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm.

Cách sử dụng heading hợp lý từ H1 đến H6

  • Mỗi trang chỉ nên có 1 thẻ H1: Thẻ H1 nên là tiêu đề chính của bài viết hoặc trang web. Việc sử dụng nhiều thẻ H1 sẽ khiến công cụ tìm kiếm gặp khó khăn trong việc xác định chủ đề chính.
  • H2 nên dùng để chia các phần nội dung lớn: Thẻ H3 và các heading còn lại sẽ dùng để chia nhỏ và chi tiết hơn. H3 giúp làm rõ các điểm chính trong H2, và H4 – H6 dùng để bổ sung chi tiết nhỏ.
  • Giữ thứ tự logic, không bỏ qua cấp bậc: Thứ tự sử dụng các thẻ heading phải tuân theo cấu trúc từ H1 → H2 → H3 → H4… để đảm bảo nội dung có một hệ thống rõ ràng, dễ theo dõi. Ví dụ, không nên nhảy từ H2 sang H4, vì điều này sẽ làm rối loạn cấu trúc và khó cho người đọc cũng như công cụ tìm kiếm.

Nguyên tắc cơ bản về heading trong SEO

Nguyên tắc cơ bản về heading trong SEO
Nguyên tắc cơ bản về heading trong SEO
  • Quy tắc sử dụng duy nhất một thẻ H1: Thẻ H1 phải là tiêu đề chính, phản ánh đúng nội dung tổng thể của trang. Việc sử dụng nhiều thẻ H1 sẽ khiến công cụ tìm kiếm khó nhận diện nội dung chính của trang, dẫn đến khả năng xếp hạng kém.
  • Cấu trúc heading logic và có hệ thống: Cấu trúc heading cần tuân theo thứ tự H1 → H2 → H3 → H4, tạo một hệ thống phân cấp rõ ràng, giúp cả người đọc và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung.
  • Mối quan hệ giữa heading và nội dung: Nội dung dưới mỗi thẻ heading phải liên quan và mở rộng ý của tiêu đề. Thẻ heading không chỉ để nhồi nhét từ khóa mà phải mang giá trị thực tế cho người dùng.

Kỹ thuật viết heading hiệu quả

Kỹ thuật viết heading hiệu quả
Kỹ thuật viết heading hiệu quả
  • Cách đặt từ khóa trong heading: Đặt từ khóa chính trong H1 và từ khóa phụ trong các thẻ H2, H3. Tuy nhiên, từ khóa phải xuất hiện tự nhiên, không ép buộc, giúp bài viết trông tự nhiên và dễ đọc hơn.
  • Viết heading ngắn gọn, súc tích: Heading nên có độ dài từ 50-70 ký tự. Tránh các tiêu đề dài dòng, lan man khiến người đọc khó hiểu.
  • Tính hữu ích và mang tính thông tin: Heading cần cung cấp giá trị và khái quát ý chính của phần nội dung bên dưới. Hướng đến nhu cầu thông tin của người dùng, đảm bảo tính hữu ích.
  • Tránh lặp lại heading: Không sử dụng cùng một tiêu đề cho nhiều phần nội dung khác nhau. Tạo sự đa dạng và phong phú trong cách diễn đạt.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng heading

Các lỗi thường gặp khi sử dụng heading
Các lỗi thường gặp khi sử dụng heading
  • Nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing): Lạm dụng từ khóa trong heading sẽ khiến nội dung không tự nhiên và bị đánh giá thấp, ảnh hưởng đến SEO.
  • Sử dụng nhiều hơn một thẻ H1: Việc dùng nhiều thẻ H1 sẽ khiến công cụ tìm kiếm khó xác định nội dung chính của trang.
  • Heading không liên quan đến nội dung: Viết heading không khớp với nội dung bên dưới sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến SEO.
  • Cấu trúc heading không logic: Sử dụng heading không theo thứ tự từ H1 đến H6 sẽ làm rối cấu trúc nội dung và khó hiểu.

Tác động của heading đến trải nghiệm người dùng

Heading là gì? Heading có tác động như thế nào đến trải nghiệm người dùng? Thẻ heading có tác động rất quan trọng đến trải nghiệm người dùng (UX) trên website hoặc trong bất kỳ tài liệu nào.

  1. Cải thiện khả năng điều hướng: Heading giúp người dùng dễ dàng xác định các phần quan trọng trong nội dung, từ đó dễ dàng tìm kiếm thông tin.
  2. Tăng tính dễ đọc và quét thông tin: Người dùng có thể nhanh chóng “quét” nội dung để tìm thông tin cần thiết nhờ vào các heading rõ ràng.
  3. Tạo sự tổ chức và gọn gàng: Việc phân chia nội dung bằng các heading giúp website hoặc tài liệu trông có tổ chức hơn, dễ tiếp cận và giảm cảm giác rối mắt.
  4. Hỗ trợ SEO: Các heading hợp lý giúp cải thiện thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm, từ đó thu hút thêm người dùng.

Tóm lại, heading ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tìm kiếm thông tin, độ dễ đọc và sự tổ chức của trang, góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng.

Ví dụ minh họa

So sánh heading kém và heading tốt

  • Heading kém: “Sản phẩm của chúng tôi” (Mơ hồ, không chứa từ khóa).
  • Heading tốt: “Top 5 sản phẩm dưỡng da tốt nhất 2024” (Cụ thể, hấp dẫn và chứa từ khóa).

Phân tích cụ thể cách viết heading hiệu quả

Bài viết có cấu trúc thẻ heading tốt sẽ dễ dàng cho người đọc theo dõi và giúp tăng cường SEO. Ví dụ, các thẻ H1, H2, H3 được sử dụng hợp lý giúp phân chia bài viết thành các phần rõ ràng, mỗi phần bổ sung thêm giá trị cho người đọc.

Chiến lược heading cho các loại nội dung khác nhau

Chiến lược heading cho các loại nội dung khác nhau
Chiến lược heading cho các loại nội dung khác nhau

Heading cho bài viết blog

  • Tiêu đề bài viết cần phản ánh chính xác nội dung chính và là yếu tố quan trọng nhất. Đây là thẻ heading đầu tiên, giúp người đọc và công cụ tìm kiếm hiểu được chủ đề chính của bài viết.
  • Các H2 chia bài viết thành các phần chính, mỗi phần chứa những ý lớn liên quan đến chủ đề chính. Ví dụ, một bài viết về SEO có thể có các phần như “Lợi ích của SEO”, “Các kỹ thuật SEO hiệu quả”, v.v.
  • Thẻ H3 được sử dụng để chia nhỏ các ý trong mỗi mục H2 thành những điểm chi tiết hơn. Giúp làm rõ và cung cấp thông tin sâu hơn.

Heading cho trang sản phẩm

  • H1 trên trang sản phẩm là tên của sản phẩm đó. Đây là tiêu đề quan trọng nhất, giúp người đọc biết rõ sản phẩm họ đang tìm hiểu.
  • H2 sẽ chia nội dung thành các mục chính như mô tả chi tiết về sản phẩm, các tính năng nổi bật và lợi ích khi sử dụng sản phẩm.
  • H3 sẽ bổ sung thêm các phần chi tiết như đánh giá của khách hàng, câu hỏi thường gặp về sản phẩm, giúp giải đáp thắc mắc cho người tiêu dùng.

Heading cho trang dịch vụ

  • Thẻ H1 là tiêu đề chính cho dịch vụ mà bạn cung cấp, giúp người dùng biết ngay dịch vụ nào đang được đề cập trong trang.
  • H2 sẽ giúp chia các thông tin quan trọng về dịch vụ thành các phần rõ ràng như lợi ích khi sử dụng dịch vụ, quy trình thực hiện, chi phí dịch vụ.

Heading cho landing page

  • H1 trên landing page là thông điệp chính bạn muốn truyền tải cho người truy cập, có thể là lời chào, giới thiệu hoặc lời kêu gọi hành động mạnh mẽ.
  • H2 sẽ làm rõ các ưu điểm của sản phẩm/dịch vụ hoặc những điểm mạnh mà bạn muốn người đọc chú ý. Bên cạnh đó, thẻ heading 2 cũng giúp đặt các lời kêu gọi hành động (CTA), khuyến khích người dùng hành động ngay lập tức. Chẳng hạn như là “Đăng ký số lượng có hạn” hoặc “Hãy mua ngay”.

Ứng dụng AI hỗ trợ lên Outline cho các Heading

Hiện nay với công cụ AI đang phát triển một cách nhanh chóng hỗ trợ tích cực trong công cuộc marketing. SEO cũng không ngoại lệ, việc ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ lên outline sẽ giúp bạn phần nào thời gian về việc lên ý tưởng cũng như dàn ý chi tiết cho bài viết.

Để AI có thể lên outline các Heading đúng theo ý bạn nhất thì nó cần được training các thông tin quan trọng về H1, H2, H3, H4,… bạn có thể huấn luyện bằng cách cung cấp trước một số thông tin về từ khoá cần viết. Cung cấp các thông tin kỹ thuật về việc lên outline, cách từ khoá xuất hiện trong các Heading. Sau đó chỉ cần vài thao tác là bạn sẽ có được những thông tin hữu ích và dàn ý chi tiết của bài viết.

Một vài lưu ý khi sử dụng AI là nên kiểm chứng lại thông tin trước khi đưa lên website, đó cũng là một trong những khuyến cáo của AI khi xuất nội dung cho bạn.

Kết luận

Thẻ heading là một yếu tố không thể thiếu trong việc tối ưu hóa cấu trúc nội dung và SEO của trang web. Việc sử dụng heading rõ ràng, hợp lý giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và là công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận diện. Một cấu trúc heading tốt giúp người đọc dễ dàng tiếp cận thông tin, từ đó làm tăng thời gian ở lại trang và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Hãy áp dụng những kỹ thuật mà WIFIM JSC đã cung cấp ở trên để tối ưu hóa nội dung của bạn nhé!

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

zoom

Thiết kế website gói chuẩn

Thời đại chuyển đổi số, Website là nơi để doanh nghiệp phát triển kinh doanh, khẳng định uy tín thương hiệu với khách hàng. WIFIM giúp bạn sở hữu Website đẹp, chuyên nghiệp, chuẩn SEO.
9.000.000 VNĐĐặt lịch tư vấn
  • Sáng tạo giao diện mang đậm phong cách doanh nghiệp
  • Kiểm thử, chuẩn hóa tiêu chí SEO và Responsive trên đa thiết bị
  • Tối ưu hóa trải nghiệm On-site Experience trong từng chi tiết
  • Mở rộng website với Web App / App và Marketing
zoom

SEO thuê ngoài gói cơ bản

Dịch vụ SEO Thuê Ngoài của WIFIM đã thành công lên top và duy trì Top 1-3 nhiều từ khóa khó như: Bồn Nhựa đại Thành, Bồn Nước Đại Thành, Giá Xây Nhà Trọn Gói, Xe Máy Điện, Bảo vệ,…
7.000.000 VNĐĐặt lịch tư vấn
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu với dịch vụ SEO
  • Tăng thứ hạng trên bảng xếp hạng tìm kiếm Google
  • Tăng lượng truy cập cho website
  • Website tiếp cận được khách hàng tiềm năng
zoom

Phòng marketing thuê ngoài cơ bản

Dịch vụ Phòng Marketing Thuê Ngoài WIFIM JSC đã thành công giúp xây dựng hệ thống, tăng doanh thu và duy trì phát triển cho các đối tác của chúng tôi với chi phí phù hợp với đối tác.
13.000.000 VNĐĐặt lịch tư vấn
  • Tiết kiệm chi phí doanh nghiệp
  • Sở hữu đội ngũ thuê ngoài chuyên nghiệp
  • Tăng doanh thu cho doanh nghiệp
  • Lộ trình kế hoạch triển khai rõ ràng, Báo cáo đầy đủ
zoom

Social Marketing gói cơ bản

Phòng Media Thuê Ngoài WIFIM đã thành công triển khai nhiều dự án Social Marketing, đem lại lượng lớn đơn hàng đến với doanh nghiệp và Starup. Giúp đỡ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn.
6.500.000 VNĐĐặt Lịch Tư Vấn
  • Xây dựng thương hiệu, Phủ sóng khách hàng tiềm năng
  • Quảng bá sản phẩm dịch vụ
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
  • Thúc đẩy hành vi mua hàng hiệu quả
// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5 // Câu 6