Mass Market là gì, có những ưu điểm, nhược điểm nào và ứng dụng trong thực tế ra sao để giúp doanh nghiệp kinh doanh và tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất?
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều cần có những chiến lược tiếp thị, quảng bá khôn ngoan, phù hợp để sản phẩm đến với thị trường tiêu thụ rộng rãi. Áp dụng Marketing vào chiến lược truyền thông đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện, thế nhưng ít ai tìm hiểu sâu về Mass Market. Bạn đã biết Mass Market là gì hay chưa, hãy cùng WIFIM JSC tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Mass Market là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Mass Marketing chính là một chiến lược quảng bá, tiếp thị mà trong đó một công ty quyết định bỏ qua sự khác biệt của phân khúc thị trường, sau đó thu hút toàn bộ thị trường với một đề nghị hoặc một kế hoạch nào đó.
Mass Marketing được ứng dụng trong rất nhiều phương tiện, chẳng hạn như ở đài phát thanh, quảng cáo truyền hình, báo chí,… Tất cả đều là những phương tiện truyền thông tiếp cận với quy mô rộng rãi, đối tượng đa dạng. Song, chúng không có sự chọn lọc, với cách tiếp cận này, Mass Marketing có thể bán hàng trực tiếp với số lượng lớn.
Ví dụ cụ thể:
- Coca-Cola: Một ví dụ kinh điển của Mass Market là Coca-Cola. Thương hiệu này đã phát triển thành công một sản phẩm phổ biến toàn cầu, phù hợp với mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội. Chiến lược này có phạm vi ứng dụng rộng rãi, giúp họ tiếp cận được với mọi đối tượng khách hàng, từ những người sống ở thành phố lớn đến vùng quê hẻo lánh.
- Nike: Nike cũng là một ví dụ tiêu biểu, sử dụng Mass Market để quảng bá các sản phẩm giày dép và quần áo thể thao. Bằng cách truyền cảm hứng “Just Do It”, Nike đã vượt qua giới hạn của các vận động viên chuyên nghiệp, tạo ra một phong trào thể thao rộng lớn, bao gồm mọi lứa tuổi và giới tính.
Bảng so sánh giữa Mass Market và Niche Marketing:
Mass Market | Niche Marketing |
Nhắm đến toàn bộ thị trường | Đầu tư vào một thị trường ngách chưa được khai thác hết tiềm năng. |
Tính cá nhân hóa thấp | Tính cá nhân hóa cao |
Tiếp cận rộng rãi | Tiếp cận hạn chế |
Chi phí quảng cáo thấp trên mỗi đơn vị sản phẩm | Tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu từ mỗi sản phẩm đang tăng |
Cạnh tranh khốc liệt | Ít cạnh tranh hơn |
Phù hợp với sản phẩm phổ biến | Phù hợp với sản phẩm chuyên biệt |
Ưu điểm và nhược điểm của Mass Market
Mass Marketing sở hữu nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm mang đến cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn như sau:
Ưu điểm
- Đối tượng tiếp cận ở chiến lược này rất rộng, số lượng khách hàng mục tiêu rất cao.
- Vì tiếp cận được đến nhiều khách hàng mục tiêu, nên chi phí tiếp cận ở mỗi đơn vị nhỏ hơn hẳn.
- Bên cạnh đó, chi phí quảng cáo cũng sẽ thấp hơn nhiều so với các chiến lược Marketing khác.
- Mass Market mang đến cho doanh nghiệp một cơ hội, một tiềm năng cao hơn về khối lượng bán hàng và hiệu quả quy mô.
- Mass Market không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tăng cường nhận diện thương hiệu. Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng bá trên diện rộng, tên tuổi của doanh nghiệp sẽ trở nên quen thuộc với người tiêu dùng
Nhược điểm
- Mass Market dường như chỉ phù hợp với Internet và phiên bản Web 2.0.
- Mass Market ngày càng yếu dần với những mong muốn phức tạp từ khách hàng đang lớn dần mỗi ngày.
- Doanh nghiệp có thể bỏ qua nhu cầu của một bộ phận khách hàng nào đó, và đối thủ của bạn sẽ lợi dụng điểm yếu ngay.
- Mass Market thường không chú trọng đến tính cá nhân hóa trong thông điệp tiếp thị, dẫn đến việc khó đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Điều này có thể tạo ra sự bất lợi khi người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa theo sở thích và nhu cầu riêng.
- Các chiến dịch Mass Market thường có phạm vi rất rộng, việc theo dõi và phân tích các chỉ số hiệu suất cụ thể trở nên phức tạp và thiếu chính xác.
- Môi trường Mass Market thường rất cạnh tranh, vì nhiều doanh nghiệp cùng nhắm đến một thị trường rộng lớn. Sự cạnh tranh này không chỉ đến từ các đối thủ trong cùng ngành mà còn từ các ngành khác có sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự.
Ứng dụng trong thực tế của Mass Market là gì?
Một khi bạn đã biết Mass Market là gì thì chắc chắn bạn sẽ muốn hiểu rõ hơn về cách ứng dụng nó trong thực tế. Chiến lược này được sử dụng để thực hiện việc thay đổi thái độ đối với nhiều đối tượng nhất có thể.
Thông thường, điều này sẽ giống như dạng bán 1 sản phẩm, sản phẩm này không được làm đặc biệt cho một người tiêu dùng. Nó sẽ được bán với số lượng rất lớn, rất nhiều. Một công ty hay một cá nhân sản xuất sản phẩm đó mong muốn có được nhiều người hơn để mua thương hiệu cụ thể của họ hơn một thương hiệu khác.
Mục tiêu là khi người tiêu dùng có tùy chọn một sản phẩm mà họ nhớ nó nhất trên thị trường. Mass Marketing là nơi một sản phẩm không được làm đặc biệt cho một người hoặc một nhóm người.
Thông thường, những doanh nghiệp bán sản phẩm được cho là thiết yếu đối với người tiêu dùng thì sẽ sử dụng Mass Marketing. Ngay cả những sản phẩm về chính trị, hay dịch vụ từ các ngành nghề như pháp luật, chỉnh hình và y học, đều phải sử dụng Mass Market.
Các ngành khác nhau:
- Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG): Các sản phẩm như nước giải khát, kem đánh răng, dầu gội, và các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày khác là những ví dụ rõ ràng về việc sử dụng Mass Market. Những sản phẩm này có tính phổ biến cao và thường được quảng bá rộng rãi thông qua truyền hình, radio, và billboard để tiếp cận càng nhiều người tiêu dùng càng tốt.
- Ngành ô tô: Các hãng xe hơi lớn như Toyota, Ford, và Hyundai thường áp dụng Mass Market để quảng bá các dòng xe phổ thông như sedan, SUV. Chiến lược này có phạm vi ứng dụng rộng rãi, giúp họ tiếp cận được với mọi đối tượng khách hàng, từ những người sống ở thành phố lớn đến những người sống ở vùng quê hẻo lánh.
- Ngành công nghệ: Apple và Samsung là hai ví dụ tiêu biểu khi sử dụng Mass Market để quảng bá các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh. Các chiến dịch quảng cáo của họ thường mang tính toàn cầu, nhằm xây dựng nhận thức thương hiệu và kích thích nhu cầu mua sắm trên diện rộng.
Tăng cường hiệu suất làm việc bằng cách khai thác tối đa các phần mềm ứng dụng:
- Social Media: Sử dụng các nền tảng như Facebook, Instagram, và Twitter để lan truyền thông điệp tiếp thị đến hàng triệu người dùng nhanh chóng và hiệu quả.
- Content Marketing: Thông qua việc tạo ra các nội dung giá trị như video, bài viết blog. Hướng tới việc duy trì sự tương tác thường xuyên và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng trên các nền tảng số.
- Email Marketing: Gửi hàng loạt email quảng cáo đến khách hàng tiềm năng giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Những chiến lược Mass Market phổ biến hiện nay
Dưới đây là những chiến lược Mass Market phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo để áp dụng:
- Chiến lược thâm nhập thị trường: Mục đích là nhằm tối đa hóa doanh thu từ khách hàng hiện tại.
- Chiến lược phát triển thị trường: Chiến lược gia nhập thêm vào thị trường mới với sản phẩm hiện tại để kiếm thêm doanh thu, tìm thêm khách hàng.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: Chiến lược này được thực hiện khi sản phẩm hiện tại đã bão hòa, doanh nghiệp cần tìm cách phát triển sản phẩm mới để đáp ứng tốt hơn với thị trường của mình.
- Chiến lược đa dạng hóa: Là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ phát triển sản phẩm mới ở thị trường mới để cho thương hiệu của mình tồn tại bền vững, tương thích giữa doanh nghiệp và thị trường mới.
Kết luận
Tóm tắt những điểm chính:
Như vậy qua bài viết bạn có thể hiểu đơn giản về MasMarketin. Đât là chiến lược tiếp thị hướng đến tất cả mọi người, không phân biệt đối tượng. Ưu điểm chính là tiếp cận được nhiều khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, cạnh tranh sẽ rất khốc liệt và khó tạo ra trải nghiệm cá nhân cho khách hàng.
Lời khuyên cho doanh nghiệp nhỏ:
- Cân nhắc kỹ lưỡng: Trước khi áp dụng, hãy xem xét kỹ sản phẩm và nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tận dụng công nghệ: Sử dụng các công cụ marketing hiện đại để tiếp cận khách hàng với chi phí thấp.
- Kết hợp với Niche Marketing: Vừa tiếp cận rộng rãi, vừa nhắm đến đối tượng cụ thể để tối ưu lợi nhuận.
Hy vọng rằng, bài viết về Mass Market là gì trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích và thú vị cho doanh nghiệp của bạn.