Định vị thương hiệu là gì? Định vị bức phá thương hiệu

Một thương hiệu với độ phủ rộng khắp, đi đến đâu cũng có thể nhìn thấy logo, hình ảnh sản phẩm, sự tin dùng của khách hàng,… Làm thế nào để các công ty mới khởi nghiệp khẳng định được tên tuổi và có chỗ đứng trên thị trường. Ngoài việc sở hữu sản phẩm chất lượng thì việc định vị thương hiệu là hết sức cần thiết. Vậy định vị thương hiệu là gì? Hãy cùng WIFIM tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Định vị thương hiệu là gì, thế nào là định vị thương hiệu?

Brand Positioning hay còn được biết đến là định vị thương hiệu là thuật ngữ thông dụng dùng trong Marketing. Nói một cách đơn giản nhất, đây là quá trình dùng những nét riêng, đột phá để tạo ra vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, khẳng định sản phẩm, thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng.

Ngày nay, ý tưởng cho ra đời một sản phẩm nào đó rất dễ dàng bị thay thế và trùng lặp. Rất nhiều doanh nghiệp mới, khởi nghiệp với những ý tưởng vô cùng độc đáo. Thế nhưng, họ lại không phát triển được thương hiệu, sản phẩm dần bị quên lãng và bị thay thế bởi các công ty đối thủ với ý tưởng sao chép. Đặt vấn đề, vì sao xuất phát điểm chúng ta tốt hơn, sớm hơn nhưng không thành công bằng công ty đối thủ ra đời sau. Câu trả lời rất đơn giản, vì họ biết cách xây dựng và khẳng định thương hiệu một cách đúng đắn (định vị thương hiệu).

Định vị thương hiệu – dấu ấn riêng cho từng doanh nghiệp
Định vị thương hiệu – dấu ấn riêng cho từng doanh nghiệp

Tầm quan trọng định vị thương hiệu với doanh nghiệp 

  • Tạo nét riêng phân biệt doanh nghiệp: đây là yếu tố quan trọng nhất, bạn phải khẳng định được “tôi” là duy nhất và “tôi” không nhạt nhoà giữa số đông những sản phẩm cùng loại khác. 
  • Thương hiệu đi đôi với giá thành sản phẩm: một thương hiệu lớn, có tiếng tăm trên thị trường trong nhiều năm, sản phẩm của họ dù có đắt đến mấy thì vẫn được khách hàng chọn lựa và cảm thán “tiền nào của đó” là một thương hiệu đã định vị thành công. Bạn nên nhớ rằng, dù sản phẩm của bạn tốt đến mấy nhưng chưa chinh phục được khách hàng thì vẫn là một sản phẩm không tên. Khi khách hàng nhắc đến sản phẩm của bạn, họ quên mất nó có hình dáng, màu sắc như thế nào, họ quên cả tên sản phẩm,… lỗi chính là do bạn không định thương hiệu trong lòng khách hàng.
  • Nâng cao lợi thế khi cạnh tranh: cùng một ý tưởng sản phẩm, cùng thời điểm ra mắt, cùng công năng,… Thế nhưng, giá của sản phẩm được định vị thương hiệu có phần ưu thế hơn rất nhiều so với thương hiệu không tên. Khách hàng chọn mua, họ cũng sẽ cân nhắc, vì sao sản phẩm tương đồng với nhau mà họ lại phải chọn một thương hiệu không tên thay vì thương hiệu nổi tiếng.
  • Một thương hiệu định vị sẽ rất được lòng khách hàng bởi họ nhìn thấy được sự sáng tạo, tính nổi bật sản phẩm của bạn so với những thương hiệu khác. Khách hàng sẽ ghi nhớ, yêu thích và cảm thấy tự hào khi đi đến đâu họ cũng nghe thấy những nhận xét tích cực về sản phẩm mà họ đang tin dùng.
Brand Positioning giúp doanh nghiệp chạy nhanh hơn trên đường đua thị trường
Brand Positioning giúp doanh nghiệp chạy nhanh hơn trên đường đua thị trường

Cách để định vị thương hiệu chính xác nhất? 

Trước khi định vị thương hiệu, bạn cần hiểu rằng đây là cả một quá trình dài, đòi hỏi cái “tâm” và “tầm” của nhà lãnh đạo. Dễ dàng nhận thấy một điểm chung của các thương hiệu nổi tiếng là sự sáng suốt và tầm nhìn xa của các nhà sáng lập.

Những mấu chốt cơ bản để việc định vị thương hiệu chính xác gồm: 

  • Xác định đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, phân khúc khách hàng theo từng phân khúc sản phẩm phù hợp. 
  • Tìm hiểu thông tin đối thủ, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của họ từ đó tạo ra hướng đi riêng biệt cho doanh nghiệp của bạn.  
  • Xác định phương pháp định vị phù hợp cho doanh nghiệp của bạn bằng các phương pháp phổ biến như: định vị dựa vào giá trị sản phẩm, định vị theo cảm xúc, định vị dựa trên việc phân tích đối thủ,…
  • Định vị thương hiệu theo sơ đồ bao gồm trục tung và trục hoành. Sơ đồ này giúp tìm ra điểm khác biệt và phát huy thế mạnh nhất của doanh nghiệp.

Phương pháp định vị thương hiệu 1 cách hiệu quả, nổi bật

Theo tổng hợp mới nhất từ lĩnh vực Marketing, định vị được chia thành 9 phương pháp như sau:

  • Phương pháp dựa vào vấn đề, tìm ra giải pháp.
  • Phương pháp định vị theo tính năng.
  • Phương pháp định vị theo chất lượng sản phẩm.
  • Phương pháp phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Phương pháp dựa trên giá trị sản phẩm.
  • Phương pháp dựa trên công dụng sản phẩm.
  • Phương pháp áp dụng các mối quan hệ. 
  • Phương pháp dựa trên mong muốn. 
  • Phương pháp cảm xúc quyết định. 
Định vị doanh nghiệp dựa trên giá trị sản phẩm
Định vị doanh nghiệp dựa trên giá trị sản phẩm

Brand Positioning là nền tảng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Việc định vị không chính xác, định vị nhằm phương pháp sẽ khiến doanh nghiệp lui về phía sau các đối thủ cạnh tranh. Do đó, hãy thật sáng suốt lựa chọn đơn vị đồng hành xây dựng định vị thương hiệu cùng bạn. WIFIM luôn sẵn sàng phục vụ và giải đáp mọi nhu cầu Digital Marketing của bạn.

Công ty Cổ Phần Công Nghệ WIFIM

Địa chỉ: 354/14 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP HCM

Hotline: 0368.867.667

Website: wifim.vn

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5