Hiện nay SEO Social được coi là một trong những loại quảng cáo miễn phí và có khả năng thu hút khách hàng rất nhanh. Nhưng rất nhiều người không thực sự nắm bắt được SEO-SOCIAL là gì, lợi ích ra sao nên sử dụng chưa hiệu quả. Cùng với WIFIM JSC tìm hiểu chi tiết hơn về SEO Social qua bài viết sau nhé!
SEO Social là gì?
SEO Social (Search Engine Optimization Social) là quá trình tối ưu hóa nội dung trên mạng xã hội để cải thiện khả năng hiển thị của một trang web hoặc thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm. Khác với SEO truyền thống, SEO Social tập trung vào việc sử dụng mạng xã hội để tăng lưu lượng truy cập và tương tác, từ đó nâng cao thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
Hiện nay các nền tảng mạng xã hội như IG, Facebook, Tiktok, Youtube…. đang được ưa chuộng vì đang miễn phí và có thể trong tương lai đây là xu hướng cho ngành SEO.
Đối với các keyword có độ khó cao khó cạnh tranh với các thương hiệu lớn thay vì chọn đi các ngách thì bạn có thể chọn SEO Social. Khi có các chiến lược SEO Social hợp lý thì từ khóa bạn không chỉ lên top cao mà có thể trụ top lâu dài.
Lợi ích của việc SEO Social
SEO Social mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp và thương hiệu, giúp tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên MXH và tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Một số lợi ích mà SEO Social mang lại có thể kế đến như sau:
Tăng lưu lượng truy cập website: Khi nội dung trên mạng xã hội được tối ưu hóa và chia sẻ rộng rãi, sẽ tạo ra các liên kết dẫn người dùng từ mạng xã hội đến trang web của bạn. Điều này giúp tăng lượng truy cập tự nhiên mà không cần quảng cáo trả phí.
Cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm: Các bài đăng và chia sẻ trên mạng xã hội, nếu có nhiều tương tác như lượt thích, bình luận và chia sẻ, sẽ tạo ra tín hiệu tích cực đến các công cụ tìm kiếm. Những tín hiệu này giúp tăng độ uy tín của website làm tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
Tạo sự tương tác và kết nối với khách hàng: Doanh nghiệp có thể quảng cáo nội dung từ đó tạo ra tương tác với khách hàng thông qua các bình luận, tin nhắn và phản hồi. Từ đây làm tăng cơ hội tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
Tiết kiệm chi phí marketing: Thay vì đầu tư vào quảng cáo trả phí, việc tối ưu hóa nội dung trên mạng xã hội giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng mà không cần tốn kém quá nhiều chi phí.
Mục tiêu chính khi SEO Social
Tăng lưu lượng truy cập: Tạo ra lưu lượng truy cập tự nhiên từ mạng xã hội đến trang web mà không cần quảng cáo.
Cải thiện thứ hạng tìm kiếm: SEO Social giúp nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.
Xây dựng thương hiệu: SEO Social giúp tạo ấn tượng với khách hàng, đặc biệt là khách hàng mới.
Tạo backlink: Chia sẻ nội dung có thể dẫn đến liên kết ngược, từ đó cải thiện uy tín và thứ hạng trang web.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Chuyển đổi người truy cập mạng xã hội thành khách hàng thông qua nội dung giá trị.
Ngoài ra SEO Social giúp phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi của khách hàng.
Các mục tiêu này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả truyền thông và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
SEO Social thực hiện trên các nền tảng mạng xã hội nào
Facebook là một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới, cho phép người dùng kết nối, chia sẻ nội dung và tạo các tương tác. Với hơn 2 tỷ người dùng, Facebook cung cấp các công cụ quảng cáo và tạo trang doanh nghiệp, giúp thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu dễ dàng. Nội dung hấp dẫn, hình ảnh chất lượng và video sẽ thu hút sự chú ý và tăng cường tương tác với khách hàng.
Instagram là nền tảng chia sẻ hình ảnh và video, nổi bật với tính năng “Story” và các bài Reels. Với gần 1 tỷ người dùng, Instagram thích hợp cho việc xây dựng thương hiệu thông qua hình ảnh đẹp và nội dung hấp dẫn. Hiện nay ngoài Instagram, Threads đang là một trong những nền tảng mạng xã hội giúp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng.
Twitter(X)
Twitter cho phép người dùng chia sẻ các bài viết ngắn (tweet) và tương tác. Mạng xã hội này thích hợp cho việc cập nhật thông tin mới, tham gia thảo luận và tạo chiến dịch truyền thông.
Pinterest là một nền tảng chia sẻ hình ảnh giúp bạn tìm ra các ý tưởng và tìm kiếm nguồn cảm hứng. Đây là một kênh tuyệt vời cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang, làm đẹp, ẩm thực và thiết kế.
TikTok
TikTok là nền tảng chia sẻ video ngắn đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đối tượng người dùng trẻ. Nội dung sáng tạo và hài hước là chìa khóa thành công trên nền tảng này. Thương hiệu có thể sử dụng TikTok để quảng bá sản phẩm thông qua video giải trí và tương tác với cộng đồng người dùng, giúp tăng cường nhận diện thương hiệu. Đây hiện tại là mạng xã hội giúp nhiều doanh nghiệp SEO Social lên top nhanh nhất nhờ thuật toán AI của TikTok hỗ trợ lựa chọn người xem
Chiến lược thực hiện SEO Social hiệu quả
Phân tích mạng xã hội
Trước khi triển khai SEO Social, cần phân tích các nền tảng mạng xã hội. Doanh nghiệp cần xác định nơi mà đối tượng mục tiêu hoạt động nhiều nhất, tìm hiểu thói quen, sở thích và hành vi của họ. Các công cụ phân tích như Google Analytics, Facebook Insights hay Twitter Analytics giúp thu thập dữ liệu cần thiết để đưa ra chiến lược phù hợp.
Xây dựng hệ thống mạng xã hội
Doanh nghiệp nên thiết lập các tài khoản trên các nền tảng chính và đảm bảo thông tin nhất quán giữa các kênh. Bằng cách sử dụng cùng một logo, màu sắc và phong cách truyền thông để tạo ra nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.
Tối ưu profile các mạng xã hội
Tối ưu hóa hồ sơ trên các nền tảng mạng xã hội là cách để thu hút người theo dõi và cải thiện khả năng tìm kiếm. Hồ sơ nên được điền đầy đủ thông tin, sử dụng từ khóa phù hợp, và có liên kết đến website chính. Thông thường đây chính là “bộ mặt” của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có profile tốt giúp tăng khách hàng tiềm năng rất cao.
Lên kế hoạch nội dung
Lập kế hoạch nội dung chi tiết giúp đảm bảo rằng thông điệp của thương hiệu được truyền tải một cách nhất quán và hấp dẫn. Doanh nghiệp cần xác định loại nội dung sẽ chia sẻ (bài viết, video, hình ảnh), tần suất đăng tải và thời gian tốt nhất để đăng.
Cần kết hợp các loại nội dung khác nhau sẽ tạo ra sự phong phú và thu hút sự chú ý của người dùng. Tuy nhiên cần phải chọn lọc nội dung phù hợp với doanh nghiệp, tránh các bài spam quá nhiều vì điều này làm giảm thứ hạng của website trong thuật toán của Google.
Đầu tư vào hình ảnh và video
Đầu tư vào việc sản xuất nội dung hình ảnh và video chuyên nghiệp giúp tăng giá trị và khả năng chia sẻ của nội dung hơn. Nên sử dụng các video hướng dẫn, livestream, hoặc nội dung giải trí để tăng lượt tương tác với khán giả.
Hợp tác với các KOL, KOC
Hợp tác với các KOL (Key Opinion Leaders) và KOC (Key Opinion Consumers) giúp thương hiệu mở rộng tầm ảnh hưởng và tiếp cận đối tượng mục tiêu. Những người này có khả năng tạo ra nội dung hấp dẫn và có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Việc lựa chọn KOL/KOC phù hợp với giá trị thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả cao trong chiến dịch marketing.
Tuy nhiên, nên lựa chọn các KOL phù hợp bởi hiện nay cứ “1m2 là 10 KOL”. Việc lựa chọn đúng KOL, KOC sẽ giúp lượng tương tác của các kênh mạng xã hội tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn lựa các KOL,KOC “dởm” sẽ khiến doanh nghiệp bạn tuột dốc không phanh.
Tương tác tích cực với cộng đồng
Tương tác tích cực với cộng đồng giúp xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng. Doanh nghiệp nên phản hồi nhanh chóng các bình luận và tin nhắn, tham gia các cuộc thảo luận và tổ chức các sự kiện trực tuyến. Một trong cách đơn giản là tạo các hội nhóm trên Facebook để bạn có thể chia sẽ thông tin hữu ích với mọi người. Từ đó tạo lên một cộng đồng từ chính những người theo dõi bạn.
SEO Google và SEO Social khác gì nhau?
Vẫn còn nhiều người hay nhầm lẫn giữa SEO Google và SEO Social. Đây là 2 lĩnh vực SEO khác nhau nhưng cùng một một tiêu là giúp tăng thứ hạng từ đó phát triển thương hiệu. Một số điểm khác nhau cơ bản mà bạn có thể dễ dàng phân biệt được như sau:
- SEO Google: Là quá trình tối ưu hóa nội dung và cấu trúc trang web để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, chủ yếu là Google. Mục tiêu là tăng lượng truy cập tự nhiên từ các kết quả tìm kiếm.
- SEO Social: Là quá trình tối ưu hóa nội dung và tương tác trên các nền tảng mạng xã hội nhằm tăng thương hiệu và thu hút người dùng từ mạng xã hội về trang web.
Kênh tiếp cận
- SEO Google: Tập trung vào việc cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm thông qua từ khóa, nội dung chất lượng và liên kết ngược (backlinks).
- SEO Social: Tập trung vào việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter để tương tác với người dùng và tạo nội dung hấp dẫn.
Đánh giá
- SEO Google: Được đánh giá dựa trên các yếu tố như từ khóa, nội dung, tốc độ tải trang, độ thân thiện với thiết bị di động.
- SEO Social: Được đánh giá thông qua các yếu tố như lượt thích, bình luận, chia sẻ, và mức độ tương tác của người dùng với nội dung.
Thời gian kết quả
- SEO Google: Kết quả có thể mất thời gian để thấy rõ, thường từ vài tuần đến vài tháng thậm chí đến cả năm để cải thiện thứ hạng.
- SEO Social: Kết quả có thể nhanh hơn với khả năng tạo ra sự tương tác và tiếp cận ngay lập tức khi nội dung được chia sẻ.
Nội dung
- SEO Google: Nội dung cần được tối ưu hóa với từ khóa và cấu trúc phù hợp với công cụ tìm kiếm.
- SEO Social: Nội dung cần phải hấp dẫn, sáng tạo và có tính chia sẻ cao để thu hút sự chú ý từ cộng đồng.
Qua những chia sẻ trên, có thể thấy rằng SEO Social là một công cụ giúp doanh nghiệp kết nối và tương tác với khách hàng rất nhanh. Việc hiểu rõ các nền tảng, lợi ích và chiến lược thực hiện SEO Social sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu vững mạnh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu SEO Social thì WIFIM JSC là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Digital Marketing với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.