Cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả

Chạy quảng cáo Google Ads là thuật ngữ không còn xa lạ đối với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên Website bán hàng. Theo đó, Google Ads được đánh giá là công cụ Marketing hiệu quả hàng đầu giúp cho doanh nghiệp tiếp cận tốt đến với khách hàng tiềm năng. Vậy làm cách để tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả? Cùng tìm hiểu các bước cơ bản để tạo chiến dịch quảng cáo qua bài viết dưới đây nhé!

Cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads 2023 hiệu quả mà bạn cần biết
Cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads 2023 hiệu quả mà bạn cần biết

Lý do tại sao cần tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads

Công cụ Google Ads có thể giúp bạn tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận được với nhiều người ngay tại thời điểm mà họ đang quan tâm đến dịch vụ hay sản phẩm mà bạn cung cấp. Google Ads sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu quảng cáo thương hiệu, dịch vụ hay sản phẩm và nâng cao nhận thức, tăng lượng truy cập về cho Website. Vậy nên doanh nghiệp cần phải tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads với những lý do như:

Lý do tạo sao cần phải tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả
Lý do tạo sao cần phải tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả
  • Tiếp cận lượng lớn khách hàng

Đây là mục đích chính mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến khi thực hiện các chiến dịch Marketing. Có đến 93% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng Google mỗi ngày, vậy nên Google Ads chính là công cụ phù hợp để tiếp cận lượng lớn khách hàng, hơn nữa quảng cáo của bạn còn được hỗ trợ hiển thị trên nhiều nền tảng như là Yotube, Gmail, Google Search,…

  • Chi phí chạy chiến dịch quảng cáo Google Ads hợp lý

Không chỉ được đánh giá là công cụ giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả mà đây còn là công cụ mang đến chi phí phù hợp cho mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ phải chi phí quảng cáo sau mỗi lần nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo đã được hiển thị. Do vậy mà doanh nghiệp sẽ không cần phải lo lắng phải trả thêm phí cho khách hàng mà mình có được từ quảng cáo.

Mặt khác với số lượng người tìm kiếm trên Google Ads mà bạn có thể thu hút số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Bởi đây là một hình thức quảng cáo được đánh giá là hiệu quả gấp nhiều lần so với các hình thức truyền thống, bạn vừa trả chi phí hợp lý mà còn mang lại hiệu quả cao trong việc mở rộng khách hàng khi kinh doanh.

  • Tiếp cận đúng với đối tượng mà bạn đang muốn hướng đến

Google Ads không chỉ mang lại số lượng lớn khách hàng tiềm năng mà chất lượng khách hàng cũng là một điểm cộng trong cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads có thể mang lại. Công cụ này sẽ cho phép bạn lựa chọn và xây dựng từ khóa, thông điệp phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Nhờ đó mà bạn dễ dàng thực hiện thiết kế các mẫu quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng mà mình muốn.

Cụ thể hơn là khi khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm một dịch vụ/ sản phẩm nào đó, họ sẽ tiến hành tìm kiếm trên trang tìm kiếm của Google. Nếu người dùng tìm kiếm dựa trên từ khóa có liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn, Google Ads sẽ đề xuất hiển thị sản phẩm/ dịch vụ từ Website của bạn. Đây chính là cách thức vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong kinh doanh.

  • Hỗ trợ đo lường kết quả chiến dịch chính xác

Sau khi thực hiện cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads, điều bạn quan tâm nhất chính là hiệu quả của công cụ này mang lại. Hiểu được vấn đề đó, Google Ads cung cấp các công cụ để đo lường kết quả, giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ hiệu quả của chiến dịch.

Có thể kể đến các chỉ số đo lường như là Conversion Rate, đây là công cụ đo lường tỷ lệ chuyển đổi khách hàng có được từ chiến dịch quảng cáo. Nhờ vậy mà bạn có thể nắm rõ được số lượng khách hàng đăng ký thông tin, dùng thử, chốt đơn trên Website. Tiếp đến chính là chỉ số đo lường từ Google Analytics, đây là công cụ mà doanh nghiệp có thể thống kê lượng tìm kiếm, truy cập, mua hàng hay các hành vi của khách hàng trên Website. Từ đó mà bạn có thể cập nhật chỉ số gia tăng từ khi thực hiện tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads hoặc giúp bạn biết được những gì cần phải làm để tối ưu quảng cáo.

  • Điều chỉnh, quản lý chiến dịch quảng cáo linh hoạt

Lý do cuối cùng cần phải tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads chính là bạn có thể dễ dàng quản lý, thay đổi chiến dịch quảng cáo cho Website của mình. Nhờ vào công cụ Google Ads mà hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn đổi tối ưu hoạt động chiến dịch Marketing trong kinh doanh. Bởi chúng không chỉ quản lý dễ dàng mà còn có thể thay đổi chiến dịch nhanh chóng chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã chỉnh sửa nội dung quảng cáo, loại bỏ các mẫu quảng cáo không hiệu quả và thay thế bằng những hình thức quảng cáo khác cho từng loại chiến dịch.

Những lý do tại sao cần phải tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads
Những lý do tại sao cần phải tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads

Các bước cơ bản để tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads

Để chiến dịch quảng cáo hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads qua 7 bước cơ bản dưới đây:

Đặt mục tiêu rõ ràng

Tại đây, tài khoản cung cấp cho bạn những mục tiêu cơ bản trong cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads như sau:

Đặt mục tiêu rõ ràng trước khi cần tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads
Đặt mục tiêu rõ ràng trước khi cần tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads

Với quảng cáo tìm kiếm, bạn có thể lựa chọn những hạng mục khách hàng tiềm năng, doanh số và lưu lượng truy cập website hoặc lựa chọn tạo chiến dịch không có hướng dẫn về mục tiêu. Sau đó, chọn chiến dịch tìm kiếm hay dùng Google Search trong danh sách chiến dịch của Google đề xuất.

Xác định đối tượng khách hàng

Bước tiếp theo trong cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả chính là phải xác định được đối tượng khách hàng, việc lựa chọn đối tượng khách hàng tiềm năng phù hợp cho chiến dịch của bạn là giai đoạn hết sức cần thiết. Chẳng hạn như bạn đang về chiến dịch quảng cáo làm móng thì đối tượng ở đây là chị em phụ nữ đang có nhu cầu làm móng hoặc chăm sóc da,…Việc xác định đối tượng khách hàng, bạn cần trả lời về các câu hỏi như là: Đặc điểm các nhân của khách hàng mục tiêu (Sở thích, tuổi, giới tính,…), vị trí công việc của khách hàng, vị trí địa lý, nhu cầu và mong muốn của khách hàng,…Trong một chiến dịch chạy quảng cáo Google Ads thì việc xác định đối tượng khách hàng sẽ quyết định đến sự thành công, hiệu quả của chiến dịch quảng cáo mang lại.

Nghiên cứu từ khóa

Tại bước này, bạn cần lựa chọn dạng từ khóa theo 1 trong 4 hình thức như: Đối sánh rộng, đối sánh chính xác và đối sánh cụm từ. Khi đó bạn sẽ lựa chọn từ khóa, đây sẽ là các từ khóa mà bạn có thể kích hoạt để chạy quảng cáo Google Ads của bạn xuất hiện thông qua kết quả tìm kiếm. Thế nhưng, quá trình nghiên cứu và lựa chọn từ khóa cũng có nhiều vấn đề mà bạn cần phải trả lời như: “Từ khóa nào là phù hợp”, “Từ khóa nào nhiều người đang quan tâm nhất”,…Bạn có thể nhận nhiều câu hỏi tại công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google.

Nghiên cứu từ khóa trước khi tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads
Nghiên cứu từ khóa trước khi tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads

Thiết kế quảng cáo

Tạo thiết kế quảng cáo tìm kiếm sẽ tương ứng theo hướng dẫn của Google, để thiết kế mẫu quảng cáo trên Google Ads hiệu quả, bạn cần phải chú ý những điều sau:

  • Với mỗi thiết kế quảng cáo từ khóa hiển thị trên Google Ads tối đa: 3 tiêu đề, mỗi tiêu đề dài khoảng 30 ký tự và có 2 phần mô tả 90 ký tự, tổng độ dài sẽ là 270 ký tự.
  • Với thiết kế quảng cáo tìm kiếm ứng: Bạn cần tạo mẫu quảng cáo và chỉ nên tạo tối đa 15 tiêu đề với 4 mô tả.
  • Cụm từ khóa: Chỉ nên xuất hiện từ khóa trong mô tả và các tiêu đề
  • Các ý phải ngắn gọn và dễ hiểu
  • Đưa nhiều thông tin cần thiết, hấp dẫn và dễ thu hút được khách hàng

Sau khi thiết kế mẫu quảng cáo xong thì bạn cần bổ sung phần mở rộng quảng cáo. Đây chính là những thông tin bổ sung sẽ được hiển thị bên cạnh mẫu quảng cáo chính. Với mỗi mẫu quảng cáo phải có ít nhất 4 phần mở rộng quảng cáo.

Thiết kế quảng cáo trong cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads
Thiết kế quảng cáo trong cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads

Định lượng ngân sách và mức đấu giá

Ở bước này, bạn sẽ định lượng ngân sách cho cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads của mình theo từng ngày. Đặt chi tiêu ngân sách mỗi ngày, chi tiêu có thể thấp hơn ngân sách hàng ngày trong một số ngày và có thể tăng gấp đôi vào những ngày khác. Đối với chiến dịch chạy quảng cáo không sử dụng phương thức thanh toán cho lượt chuyển đổi, số lần nhấp chuột trong một ngày có thể nhiều gấp đôi so với số lần nhấp mà ngân sách hằng ngày cho phép.

Với những người vừa mới chạy quảng cáo, bạn nên sử dụng chiến lược “tối đa số lần nhấp chuột”, với chiến lược này Google Ads sẽ tự động đặt giá thầu để giúp bạn nhận nhiều lượt nhấp nhất có thể trong phạm vi ngân sách của bạn. Chẳng hạn, bạn đặt chi 1.000.000/ ngày và tập trung số lần nhấp chuột, vào thời điểm định lượng tài khoản quảng cáo hãy lựa chọn giá thầu CPC thủ công. Phía bên phải màn hình, Google Ads sẽ hiển thị những ước tính về số lượt nhập, CPC và khả năng chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo.

Cách định lượng ngân sách trong tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads
Cách định lượng ngân sách trong tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads

Lập lịch quảng cáo

Thiết lập lịch quảng cáo trên Google Ads là việc làm vô cùng cần thiết trong cách tạo chiến lược quảng cáo Google Ads hiệu quả. Bởi nó giúp cho quảng cáo của bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng dễ dàng và theo thời gian lại cụ thể, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của bạn.

Bạn muốn hiển thị quảng cáo của mình vào những thời gian cố định vào ngày nhất định dựa trên một kế hoạch cụ thể hay muốn chiến dịch hiển thị ở bất cứ nơi đâu mà khách hàng tìm kiếm trực tuyến thì bạn cần nên thiết lập lịch quảng cáo Google Ads. Đối với chiến dịch đã có bật “Tất cả các tính năng”, bạn dễ dàng lập lịch quảng cáo tùy chỉnh như:

  • Tùy chỉnh giờ hoặc ngày nhất định trong tuần mà bạn muốn quảng cáo hiển thị
  • Đặt điều chỉnh giá thầu để tăng hoặc giảm giá thầu ở giờ và ngày cụ thể

Theo dõi , tối ưu và đánh giá kết quả

Việc theo dõi, tối ưu và đánh giá kết quả là công việc cực kỳ quan trọng mà bất cứ cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads muốn hiệu quả. Đối với công việc theo dõi Google Ads bạn có thể tiến hành đo lường chuyển đổi trực tiếp từ tài khoản quảng cáo hay đo lường chuyển đổi quảng cáo thông qua công cụ Analytics.

Về tối ưu chiến dịch quảng cáo, thường có 8 cách đơn giản và nhiều doanh nghiệp sử dụng chính là:

– Điều chỉnh giá thầu

– Tạm dừng các từ khóa không mang lại hiệu quả

– Điều chỉnh ngân sách cho phù hợp

– Xử lý truy vấn tìm kiếm

– Xếp lịch quảng cáo theo khung giờ

– Thiết lập ưu tiên của thiết bị

– Thiết lập ưu tiên về vị trí địa lý

– Tắt hoặc thay thế mẫu quảng cáo (nếu cần)

Theo dõi, đánh giá cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads
Theo dõi, đánh giá cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads

Kết luận

Cuối cùng, bạn có thể nắm được cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads cho riêng mình. Để chiến dịch chạy hiệu quả hơn, hãy đọc kỹ và hiểu các bước cơ bản để tránh mắc những sai lầm mà các nhà quảng cáo trước đó mắc phải nhé. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có đủ thông tin cần thiết để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Ads của mình.

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5