Hướng dẫn SEO Google Maps lên TOP nhiều người biết đến

SEO Google Maps là gì?

Google Maps là một một dịch vụ bản đồ số được phát hành bởi ông lớn Google, nhằm thay thế các bản đồ giấy thông thường trong bối cảnh nền công nghệ và internet ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thông qua Google Maps, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm địa chỉ, tra cứu đường đi, đo khoảng cách các địa điểm, hay thực hiện các tùy chỉnh dễ dàng để ghi nhớ các địa điểm yêu thích, định vị vị trí, …

Nắm được đặc điểm này của Google Maps, SEO Google Maps có thể hiểu một cách đơn giản là là tập hợp các phương thức tối ưu website giúp tăng khả năng hiển thị địa điểm và vị trí kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp trên Google Maps. Nói cách khác, đây là một yếu tố quan trọng trong Marketing nhằm giúp các khách hàng dễ dàng tìm đến doanh nghiệp mà họ đang tìm kiếm. Nếu quý khách biết cách tăng thứ hạng trên Google Map, các khách hàng cũng sẽ được thu hút đến với doanh nghiệp của quý khách, từ đó tăng doanh thu bởi Google Maps đang là một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. 

SEO Google Maps là gì?
SEO Google Maps là gì?

Làm thế nào để SEO Google Maps lên top?

Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số mẹo để đưa SEO Google Maps lên top: 

  • Đưa danh mục kinh doanh vào trong tiêu đề trang GMB. Google sẽ tham khảo và xem như đây là những từ bổ nghĩa (modifiers). Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng quá nhiều từ bồ nghĩa hay nhồi nhét quá nhiều cụm từ khóa vào tiêu đề, gây mất cảm hứng cho người đọc. 
  • Đảm bảo rằng danh mục chính là danh mục có liên quan nhất đến doanh nghiệp của bạn. Việc này sẽ giúp khách hàng của bạn tìm kiếm và lựa chọn được doanh nghiệp phù hợp hơn. Và Google thường sẽ chọn lọc những danh mục có thứ hạng cao nhất trên Google Maps.  
  • Sử dụng cụm từ khóa được nhắm mục tiêu trong phần mô tả danh bạ doanh nghiệp trên Google Maps.
Làm thế nào để SEO Google Maps lên top?
Làm thế nào để SEO Google Maps lên top?

Các bước triển khai SEO Google Maps hiệu quả bất ngờ

Bước 1: Cài đặt và đăng kí địa điểm trên Google Maps

Đầu tiên, đăng nhập Google và truy cập vào Google Maps. Tại đây, bạn hãy xây dựng trang cá nhân đầy đủ gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, danh mục hoạt động, số điện thoại và giờ hoạt động của doanh nghiệp của mình. Sau khi hoàn thành, bạn phải tiến hành xác minh doanh nghiệp với Google. Cuối cùng xác nhân doanh nghiệp, lúc này bạn cần cung cấp thông tin gồm: 

  • Tên doanh nghiệp
  • Quốc gia/Lãnh thổ
  • Địa chỉ cụ thể (số nhà, tên đường, phường, quận), thành phố
  • Mã ZIP
  • Số điện thoại
  • Đường link website
  • Khung giờ hoạt động
  • Danh mục kinh doanh
  • Khu vực hoạt động/cung cấp dịch vụ
  • Và thông tin giới thiệu (tóm tắt về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn kinh doanh, những điểm mạnh khiến bạn khác biệt so với các đối thủ, …)

Bước 2: Tối ưu hóa hình ảnh và Geo Tag

Chuẩn bị khoảng 20-30 ảnh về công ty, sản phẩm, dịch vụ, thành viên công ty, … Nếu có thể hãy sử dụng những bức ảnh được chụp tại chính công ty, doanh nghiệp của mình hoặc những bức ảnh về sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp. Điều này sẽ tạo điểm kiện cho Google dễ xác định được doanh nghiệp của bạn hơn.

Bước 3: Đăng tải các thông tin lên mạng xã hội

Chuẩn bị các thông tin như tên doanh nghiệp, địa chỉ, Email liên hệ, … để đăng tải thông tin lên mạng xã hội. 

Bước 4: Đặt Title cho Google My Business

Google My Business (Google Doanh nghiệp hay Google Business) là nền tảng tiện ích do chính Google cung cấp và hướng dẫn sử dụng chi tiết. Google Business hiểu đơn giản gồm toàn bộ thông tin của doanh nghiệp hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm (SERPs) và Google Maps.

Bước 5: Điều chỉnh danh mục

Bước này sẽ quyết định liệu bạn có thể lên top Google Maps hay không. Google sẽ đánh giá doanh nghiệp của bạn qua các thông tin bạn cung cấp, từ đó quyết định thứ hạng của bạn. 

Các bước triển khai SEO Google Maps hiệu quả bất ngờ
Các bước triển khai SEO Google Maps hiệu quả bất ngờ

Cách xử lý các lỗi Google Maps thường gặp

Nếu Google Maps có lỗi, hãy tham khảo các cách sau: 

  • Kiểm tra cập nhật ứng dụng.
  • Xóa dữ liệu và bộ nhớ tạm. 
  • Kiểm tra kết nối mạng.

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5