SEO audit là gì? Thực hiện SEO audit như thế nào?

Sau khi tạo dựng một website và thực hiện tối ưu hóa SEO cho các bài viết. Người quản trị web cần phải kiểm tra mức độ phù hợp và hiệu quả của việc tối ưu hóa đối với công cụ tìm kiếm. Vậy làm thế nào để có thể đánh giá sự thân thiện của website và công cụ tìm kiếm? Hãy cùng wifim.vn trả lời cho câu hỏi SEO audit là gì trong bài viết bên dưới nhé.

Tìm hiểu SEO audit là gì?

SEO audit là gì?
SEO audit là gì?

SEO audit là một quá trình dựa vào đó người quản trị trang web có thể đánh giá sự thân thiện của trang web của mình với công cụ tìm kiếm trong một số khu vực cụ thể. Người làm SEO audit hay còn gọi là người kiểm soát viên SEO sẽ phụ trách kiểm tra trang web dựa trên các tiêu chí được lập thành danh sách. Sau đó, người này sẽ đưa ra các khuyến nghị về những yếu tố cần chỉnh sửa khi nó sai hoặc những gì cần thay đổi để cải thiện hiệu suất được tìm kiếm của trang web.

Có rất nhiều công cụ có thể được sử dụng để thực hiện SEO audit của một trang web. Tuy nhiên, các tốt nhất vẫn đến từ yếu tố con người. Các cách hiệu quả nhất vẫn là sử dụng các hướng dẫn hướng đến người đọc hoặc sử dụng một chuyên viên SEO riêng để làm việc kiểm soát này cho web. Lợi thế khi sử dụng con người là nó không kiểm soát một cách chung chung như các công cụ thông thường. Mặc dù vậy, người quản trị cũng phải cân nhắc các yếu tố liên quan đến chi phí. 

Khi nào cần phải làm SEO audit cho website?

Thực hiện SEO audit khi nào
Thực hiện SEO audit khi nào

Việc làm SEO audit có thể hiểu đơn giản là một cách để “kiểm tra sức khỏe định kỳ” cho website của bạn. Nếu bạn là chủ website, nên thực hiện sớm và lặp lại thường xuyên thì sẽ càng có lợi hơn. Và cũng giống như kiểm tra sức khỏe định kỳ, có thể thực hiện SEO audit 6 tháng 1 lần hoặc 1 năm 1 lần. 

Nếu là công ty dịch vụ SEO (SEO agency): trong quá trình tiếp cận khách hàng, việc kiểm tra sẽ giúp cập nhật và sửa chữa kịp thời các khuyết điểm của trang web làm cản trở quá trình tối ưu hóa của nó. Công ty có thể chào bán gói sản phẩm và dịch vụ mà người mua nhắm đến. Đối với những hợp đồng đã ký kết: thực hiện audit thường xuyên là một cách “phòng bệnh” hiệu quả. Đây là cách tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa người làm dịch vụ và khách hàng của mình. 

Bật mí các bước thực hiện SEO audit hiệu quả cho website

Dưới đây là tóm tắt các bước thực hiện SEO audit mà bạn nên biết.

Tóm tắt các nội dung  thực hiện SEO audit
Tóm tắt các nội dung  thực hiện SEO audit

1.Xác định mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược là mục tiêu dài hạn bạn vạch ra cho kế hoạch SEO của doanh nghiệp và website của mình. Sử dụng công cụ xác lập mục tiêu SMART để xác định mục tiêu và đo lường một cách hiệu quả. 

2. Tiến hành phân tích từ khóa

Mục đích của bước này là để xem xét từ khóa sử dụng hiện tại có đáng hay không. Đồng thời, đây cũng là bước để tìm kiếm các từ khóa vẫn chưa được khai thác để rút ngắn con đường tiếp cận khách hàng. Tương tự, hãy nghĩ về từ khóa cần tìm như một mục tiêu và cố gắng vach ra kế hoạch để tiếp cận nó bằng công cụ SMART. Mỗi từ khóa sẽ là một mục tiêu nhỏ mà bạn muốn đạt được cho chiến dịch SEO của mình.

3. Phân tích các yếu tố cạnh tranh

Quá trình này sẽ xác thực từ khóa của bạn và tìm các cơ hội kiên kết đã bị bỏ qua. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp các nội dung nào hoạt động tốt, tìm kiếm cơ hội từ khóa mới hoặc để biết được một vài từ khóa quá cạnh tranh. Từ đó tìm ra cơ hội liên kết với các từ khóa phù hợp. 

4. Phân tích các yếu tố kỹ thuật

Mục tiêu của phân tích kỹ thuật là nhằm xác định các vấn đề liên quan đến kỹ thuật đang làm giảm hiệu suất của công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ giúp hạn chế những tổn thương trong trải nghiệm của người dùng. Công cụ Screaming Frog SEO Spider có thể giúp bạn làm điều này. 

5. Phân tích cấp độ của trang

Để đảm bảo mỗi trang có thể nhắm đúng mục tiêu chiến lược là tối ưu hóa hiệu quả , bước phân tích cấp độ này là không thể bỏ qua. Mỗi cuộc kiểm tra cấp độ này bao gồm kiểm tra chất lượng của cả nội dung và các tối ưu hóa từng trang. 

6. Phân tích nội dung

Sau khi phân tích về cấp độ, phân tích nội dung để xác định mức độ phù hợp của chiến lược hiện tại nhiều hay ít. Quá trình cơ bản là cải thiện nhiều hơn bắt đầu từ nội dung.

7. Phân tích trải nghiệm của người dùng

Việc này để có thể tham khảo được mức độ tương tác của người dùng với nội dung cũng như với website như thế nào. Google Analytics sẽ cung cấp một bức tranh chung về trải nghiệm người dùng dành cho bạn.

8. Phân tích các liên kết

Bước này sẽ xác định các điểm mạnh và những tồn tại xoay quanh hồ sơ liên kết của bạn.

9. Phân tích các trích dẫn

Phân tích trích dẫn trong SEO audit có mục đích là để xem xét khách hàng có được thông tin nhất quán trong các danh sách hay không. 

 

Tóm lại, SEO audit là gì và cách thực hiện như thế nào? Hy vọng với những thông tin trên, các bạn có thể có được câu trả lời thỏa mãn cho mình và thành công trong công việc kiểm tra tối ưu hóa cho website của mình hoặc của khách hàng.

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5