Những điều bạn nên biết về sampling là gì?

Ngày nay có rất nhiều cách thức truyền thông đang được các doanh nghiệp ứng dụng. Sampling là một trong những phương thức phổ biến nhất. Với tốc độ phát triển của internet, bên cạnh đó dịch Covid làm thay đổi cách thức mua sắm so với trước đây nên sampling trở nên vô cùng phổ biến trong marketing online. Vậy sampling là gì? Lợi ích của sampling trong chiến lược SEO của doanh nghiệp? Quy trình làm Sampling là gì?… Tất cả những vấn đề trên sẽ được WIFIM chia sẻ ở bài viết này.

Sampling là gì?

Sampling có thể được hiểu như là phát sản phẩm mẫu. Đây là cách thức Marketing giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và khuyến khích người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm mẫu đó. Sampling được cho là hình thức marketing thông minh bởi vì thông qua hình thức này, doanh nghiệp, công ty có thể thu thập được ý kiến của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược thay đổi hay hoạch định chiến lược cho phù hợp hơn. Ngoài ra, nếu Sampling kết hợp Promotion đúng cách thì khách hàng cũng có thể quyết định yêu thích sản phẩm và chọn lựa sản phẩm.

Ở thị trường Việt Nam, Sampling là hình thức Marketing khá phổ biến. Chắc hẳn bạn đã quen thuộc với hình ảnh cô PG đứng trong siêu thị phát sản phẩm dùng thử, hoặc những đội nhóm từ doanh nghiệp đứng ngoài đường phố phát sản phẩm miễn phí. Hoạt động này được áp dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như FMCG, viễn thông…

Sampling là gì?
Sampling là gì?

Các hình thức phổ biến Sampling

Face to Face

Phương thức Face to Face là hình thức sampling mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận trực tiếp đối tượng khách hàng tại các địa điểm công cộng như siêu thị, trung tâm thương mại, sân bay, bến xe, ga tàu, và nhiều địa điểm khác. Trong chiến dịch này, doanh nghiệp sẽ phát mẫu sản phẩm miễn phí cho khách hàng, đồng thời giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, ưu điểm cũng như cách sử dụng sản phẩm.

Mục tiêu của chiến lược này là tạo ra nhận thức mạnh mẽ, sự quan tâm và mong muốn từ phía khách hàng đối với sản phẩm. Bằng cách tận dụng công cộng và tiếp cận trực tiếp đối tượng tiêu thụ, doanh nghiệp có cơ hội tăng cường tương tác và tạo ấn tượng tích cực, giúp thúc đẩy hiệu suất tiếp thị và tăng cường vị thế thương hiệu trên thị trường.

Door to Door

Door to Door là một hình thức sampling mà doanh nghiệp triển khai bằng cách gửi nhân viên trực tiếp đến nhà của khách hàng để phân phát mẫu sản phẩm. Phương thức này đặc biệt hữu ích khi doanh nghiệp muốn tiếp cận những đối tượng khách hàng khó tiếp cận, như những người bận rộn, ít ra ngoài hoặc sống ở những khu vực xa xôi.

Trong quá trình này, nhân viên sẽ không chỉ phân phát mẫu sản phẩm mà còn giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, những ưu điểm đặc biệt, cũng như cách sử dụng sản phẩm. Quan trọng hơn, doanh nghiệp sẽ thu thập thông tin liên lạc của khách hàng để duy trì mối quan hệ và chăm sóc sau này, tạo cơ hội cho sự tương tác và hỗ trợ khách hàng hiệu quả.

Sampling online

Sampling Online là một hình thức mà doanh nghiệp sử dụng các nền tảng trực tuyến như website, email, mạng xã hội, và nhiều kênh khác để phân phát mẫu sản phẩm cho khách hàng. Doanh nghiệp thiết lập các chiến dịch trực tuyến thông qua việc gửi email mời tham gia, đăng bài viết trên mạng xã hội, tạo landing page, và các hoạt động quảng bá khác.

Khách hàng tham gia bằng cách đăng ký nhận mẫu sản phẩm qua đường bưu điện hoặc dịch vụ giao hàng tận nơi. Điều này giúp doanh nghiệp kết nối và tương tác với đối tượng tiêu thụ thông qua môi trường trực tuyến, tận dụng sức mạnh của internet để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

Các công dụng của Sampling trong Marketing

Tăng trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm 

Theo báo cáo của EMI (Viện tiếp thị sự kiện): Nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi về động lực khiến người tiêu dùng sẵn sàng dùng thử các mẫu sản phẩm Sampling.

– 81% người tiêu dùng sẵn sàng dùng sản phẩm mẫu vì chúng miễn phí, bên cạnh đó họ thích trải nghiệm.

– 49% khách hàng nói rằng họ dùng thử sản phẩm vì muốn kiểm chứng chất lượng sản phẩm ra sao.

– 46% người tiêu dùng trả lời rằng họ dùng mẫu thử vì yêu thích nhãn hàng đó. 

Mấu chốt chất lượng của các sản phẩm dùng thử sẽ quyết định tính mua hàng của người tiêu dùng sau này.

Tăng niềm tin của khách hàng về sản phẩm 

Sampling là cách giúp khách hàng hiểu sản phẩm của bạn. Khi khách hàng dùng mẫu thử, bạn sẽ đo được độ hài lòng của họ qua cảm xúc và đánh giá của họ. 

Đây là bước đầu tiên doanh nghiệp tạo được mối liên kết cảm xúc giữa khách hàng mục tiêu và sản phẩm. Mối liên kết này là yếu tố cốt lõi quan trọng trong việc phát triển và duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng.

Bệ phóng hình thành lòng trung thành của khách hàng 

Bạn có biết rằng chi phí duy trì khách hàng cũ thấp hơn gấp 5 lần so với tìm kiếm một khách hàng mới. Bên cạnh việc marketing thu hút khách hàng mới thì nỗ lực để duy trì các khách hàng thân thiết với nhãn hàng cũng quan trọng không kém.

Hoạt động Sampling là một trong những phương án nhằm giữ khách hàng quay lại. Khi doanh nghiệp có những sản phẩm mới chuẩn bị giới thiệu ra thị trường thì hãy mời khách hàng cũ thử trước để họ trải nghiệm, đánh giá và thúc đẩy họ mua sắm nhiều sản phẩm của nhãn hàng. Hơn nữa, nếu thúc đẩy được các khách hàng thân thiết marketing truyền miệng với mọi người, sản phẩm của bạn sẽ được biết đến và tiêu thụ nhiều hơn, tiết kiệm chi phí hơn.

Các công dụng của sampling?
Các công dụng của sampling?

Tối ưu được chi phí quảng cáo

Một trong những ứng dụng của Sampling trong lĩnh vực Marketing là giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo. Thay vì phải chi trả một lượng lớn tiền để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông lớn, doanh nghiệp chỉ cần phân phối mẫu sản phẩm miễn phí cho khách hàng. Đây là một phương pháp giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý, sự quan tâm và sự hài lòng từ phía khách hàng đối với sản phẩm của họ. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tận dụng sức lan tỏa từ phía khách hàng khi họ chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm với gia đình, bạn bè hoặc trên các mạng xã hội. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường nhận thức và uy tín thương hiệu mà không cần phải chi trả nhiều chi phí.

Nhận được phản hồi trực tiếp từ khách hàng

Một công dụng khác của Sampling trong Marketing là giúp doanh nghiệp nhận được phản hồi trực tiếp từ khách hàng về sản phẩm. Khi khách hàng dùng thử sản phẩm, họ sẽ có những cảm nhận, ý kiến và góp ý về chất lượng, tính năng, giá cả, cách sử dụng, v.v. của sản phẩm. Đây là những thông tin quý giá cho doanh nghiệp để cải thiện và phát triển sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu, những mong muốn của khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào những phản hồi này để đánh giá hiệu quả của chiến dịch Sampling và điều chỉnh chiến lược Marketing cho các sản phẩm khác.

Lợi ích của sampling 
Lợi ích của sampling 

Những nơi thích hợp thực hiện Sampling

Sampling trong marketing là một chiến lược hiệu quả, giúp doanh nghiệp quảng cáo và phân phối sản phẩm thông qua việc cung cấp mẫu cho khách hàng dùng thử. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, việc chọn địa điểm triển khai chiến dịch Sampling là quan trọng. Những địa điểm thích hợp cần đáp ứng các tiêu chí như đông đúc, đa dạng, liên quan đến sản phẩm và có sự cho phép từ chủ sở hữu hoặc quản lý.

Dựa trên những tiêu chí này, có một số địa điểm lý tưởng để thực hiện Sampling:

  • Siêu thị, chợ và cửa hàng tạp hóa: Đây là nơi có lượng khách đa dạng và lớn, phù hợp cho việc quảng cáo sản phẩm gia dụng, thực phẩm, mỹ phẩm.
  • Nhà hàng, quán cà phê và quán bar: Những địa điểm này thường thu hút khách hàng trung và cao cấp, là lựa chọn tốt để Sampling các sản phẩm thức ăn, đồ uống, và hàng tiêu dùng.
  • Tòa nhà văn phòng, trường học và bệnh viện: Nơi này có lượng khách ổn định, phù hợp cho việc quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, và các sản phẩm phục vụ hàng ngày.
  • Các sự kiện, hội chợ và triển lãm: Những nơi này thu hút đông đảo khách hàng quan tâm đến chủ đề sự kiện, là cơ hội tốt để giới thiệu sản phẩm mới và sáng tạo.

Với việc lựa chọn địa điểm phù hợp, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến dịch Sampling, thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng tích cực từ phía khách hàng.

Quy trình thực hiện Sampling hiệu quả

WIFIM xin chia quy trình thực hiện Sampling bài bản giúp chiến dịch của bạn thành công.

Quy trình làm sampling là gì
Quy trình làm sampling là gì

Sản phẩm Sampling là gì, bạn cần xác định

Đầu tiên, cần xác định được sản phẩm cần sampling. Thông thường, những sản phẩm sampling là những sản phẩm mới ra mắt thị trường hoặc sản phẩm mới sản xuất và chưa ra mắt thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp cần khách hàng dùng thử để đánh giá chất lượng sản phẩm.

Trong một số trường hợp, sản phẩm đã được bán trên thị trường lâu nhưng do truyền thông tiếp thị không hiệu quả nên sản phẩm vẫn chưa tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Các sản phẩm như thế này chúng ta cũng có thể dùng sampling để marketing.

Xác định địa điểm tổ chức sampling

Dựa vào tính chất của từng sản phẩm và những yêu cầu của doanh nghiệp/công ty, mà  lựa chọn những địa điểm tổ chức phù hợp. Ngày nay, có hai kênh được chọn làm sampling phổ biến nhất là MT (Modern Trade) và TT (Traditional Trade)/GT (General trade).

MT (Modern Trade) chính là kênh thương mại hiện đại bao gồm các đại siêu thị, chuỗi siêu thị,,..Ở đây, tuy lượng khách hàng ra vào lớn nhưng giá thuê địa điểm lại khá cao.

TT (Traditional Trade)/GT (General trade): là kênh thương mại truyền thống, bao gồm các đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ nhỏ, hay nhà phân phối của các cửa hàng tạp hóa, mô hình sỉ – lẻ.

Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục nhằm xin giấy phép thực hiện

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quy trình làm Sampling. Muốn thực hiện Sampling ở siêu thị, bạn cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục sau đó trình hồ sơ lên phòng chức trách của siêu thị. Khi hồ sơ được phê duyệt, bạn mới được phép tổ chức sampling sản phẩm thử.

Đào tạo nhân viên thực hiện

Các nhân viên phải linh hoạt, có kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống chuyên nghiệp. Họ cần có đầy đủ những kỹ năng bán hàng để chia sẻ, tư vấn, thuyết phục khách hàng. Nhân sự thực hiện cần được đào tạo thông qua các buổi training kiến thức về sản phẩm do doanh nghiệp cũng phải tổ chức. Chỉ khi họ hiểu sản phẩm thì họ mới có thể tư vấn được cho người tiêu dùng.

Tổ chức Sampling

Nhằm đảm bảo chiến dịch không có sai sót, bạn cần rà soát lại các vật dụng có liên quan.

Sau đó, chúng ta đưa sản phẩm mẫu đến các siêu thị – nơi tổ chức Sampling. Do mỗi siêu thị thường có quy tắc làm việc khác nhau, bạn cần tìm hiểu trước để hạn chế những vấn đề phát sinh không đáng có.

Báo cáo hiệu quả

Tổng kết các kết quả nhận được sau sampling, đánh giá mức độ phản hồi từ người tiêu dùng. Từ đó, nhận định Sampling có hiệu quả hay không, sản phẩm có phù hợp hay không.

Các vấn đề cần báo cáo như:

  • Hình ảnh sản phẩm
  • Số liệu/dữ liệu thu thập từ bán hàng
  • Phiếu phản hồi , đánh giá từ khách hàng
  • Báo cáo càng chi tiết càng tốt giúp doanh nghiệp có chiến lược phù hợp, các kế hoạch thay đổi sau đó.

Lưu ý cần nhớ khi triển khai Sampling

Để thực hiện chiến dịch Sampling một cách hiệu quả cần có những lưu ý sau:

Xác định mục tiêu:

  • Xác định rõ mục tiêu giúp tập trung và đo lường hiệu suất của chiến dịch.

Chọn thời điểm thích hợp:

  • Tổ chức chiến dịch khi nào có thể tối ưu hóa sự chú ý và tham gia của đối tượng.

Lựa chọn vị trí sự kiện:

  • Chọn vị trí có tiềm năng tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
  • Địa điểm chiến dịch cần phản ánh đúng mục tiêu và đặc điểm của sản phẩm.

Kết hợp quảng cáo và ưu đãi:

  • Quảng cáo và ưu đãi giảm giá có thể làm tăng tính hấp dẫn của chiến dịch.

WIFIM JSC địa chỉ uy tín cho những ai đang cần marketing

WIFIM JSC địa chỉ uy tín đưa ra các chiến lược marketing phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Đội ngũ nhân viên của WIFIM được đào tạo một cách bài bản về chuyên môn, và luôn liên tục trau dồi kiến thức. 

Công ty Cổ Phần Công Nghệ WIFIM luôn là địa điểm đáng tin cậy để quý khách hàng giao phó kế hoạch marketing bất kể quy mô lớn nhỏ.

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5