Meta Description là gì? 8 Yếu tố viết Meta Description hiệu quả

 

Dù cho bạn đã cố gắng kết hợp rất nhiều kĩ thuật để tối ưu website. Song dường như mọi nỗ lực vẫn không mang lại kết quả như mong đợi. Tuy nhiên Traffic vào website có thể tăng lên ngay lập tức chỉ với thẻ meta description. Vậy thì thẻ meta description là gì? Nó có tác dụng như thế nào đối với SEO onpage? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!


I. Meta Description Là Gì?

Meta description

Tối ưu Meta Description giúp người dùng lẫn công cụ tìm kiếm nắm tổng quát về nội dung của trang

Meta Description là một đoạn mô tả có tối đa khoảng 155 ký tự – là một thẻ trong HTML dùng để tóm tắt nội dung của một bài viết. Các công cụ tìm kiếm hiển thị Meta Description trong kết quả tìm kiếm khi cụm từ tìm kiếm nằm trong mô tả, vì vậy tối ưu hóa Meta Description là rất quan trọng đối với SEO Onpage.

II. Cách Viết Thẻ Meta Description Hiệu Quả

Bạn phải tối ưu cả cho máy tìm kiếm và cho người đọc. Viết theo các tiêu chí chuẩn (cho máy), nhưng còn cần phải viết hấp dẫn (cho người đọc).

Dưới đây là những quy tắc phổ biến được rất nhiều người áp dụng trong việc viết nội dung:

1. Độ dài hợp lý của Meta Description

Thực tế, Goolge đã vài lần thay đổi độ dài tối đa. ,Lần gần đây nhất đã cho phép đến 300 ký tự. Tuy vậy, thường thì bạn chỉ thấy Google chỉ để hiển thị khoảng 160 ký tự đầu tiên.

Do đó, bạn chỉ nên để meta description trong khoảng 150-160 ký tự là vừa.

Như vậy vừa thể hiện được nội dung, vừa không bị cắt gọt (phí công viết). Tôi có viết công cụ mô phỏng hình thức trang kết quả của Google, tại đó bạn có thể thấy độ dài bị cắt ngắn nếu vượt quá giới hạn quy định. Bạn có thể xem trước các thẻ title, URL, meta description… hiển thị trên kết quả như thế nào.

Tuy nhiên, cũng có 1 mẹo nhỏ là khi bắt đầu viết, bạn chưa cần để ý quá nhiều đến độ dài. Thay vào đó, hãy viết 1 đoạn giới thiệu hay, rồi tìm cách rút ngắn sau, nếu cần.

2. Giới thiệu tóm tắt đúng chủ đề trang

Đây chính là chức năng của thẻ Meta Description: phải nêu bật nên được chủ đề và hướng giải quyết vấn đề, để người đọc có thể hiểu bạn muốn viết gì trong trang đó.

Nếu chủ đề một đằng, mà mô tả lại 1 nẻo thì rõ ràng là chưa đạt yêu cầu. Nói cách khác, cần có sự ăn khớp và nhịp nhàng giữa chủ đề chính, thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, với nội dung của trang.

3. Nội dung phải lôi cuốn người đọc

Nội dung dù chỉ là giới thiệu tóm tắt cũng rất quan trọng!

Khi người dùng đọc lướt, nếu cảm nhận được nội dung hấp dẫn, họ sẽ đọc kỹ và nhiều khả năng click chuột vào bài viết để xem thêm.

Vì vậy, ngoài việc đi thẳng vào chủ đề, bạn có thể sử dụng cách hành văn kết hợp với ngôn từ khéo léo để “quảng cáo” cho bài viết. Một số kỹ thuật có thể dùng như:

Thêm tính năng hoặc thông số, nhất là đối với những trang sản phẩm công nghệ
Thêm lời kêu gọi hành động (Call to Action), ví dụ: dùng ngay ưu đãi, hãy khám phá xem…

4. Chứa từ khóa chính

Sự hiện diện của từ khóa chính giúp Google và người dùng nhận biết chủ đề nhanh và rõ ràng. Từ khóa này nếu trùng khớp với cụm từ người dùng đang tìm kiếm, thì nó sẽ được bôi đậm trên trang kết quả tìm kiếm, tạo sự nổi bật để thu hút người dùng.


từ khóa nghề SEO
Meta Description chứa từ khóa được in đậm

5. Không nhồi nhét từ khóa trong thẻ mô tả

Nên dùng từ khóa 1 lần duy nhất trong thẻ mô tả, ở vị trí càng gần đầu càng tốt. Nếu có lý do buộc phải dùng thêm, thì chỉ tối đa là 2 lần, và nên sử dụng từ khóa đồng nghĩa (không giống hệt), hoặc từ khóa LSI.

6. Tránh trùng lặp

Mỗi trang nên có riêng nội dung thẻ Meta Description, để tránh bị Google đánh lỗi trùng lặp nội dung. Nếu bạn có sự nghiên cứu xây dựng và phân nhóm hệ thống từ khóa bài bản, và viết bài dựa theo cấu trúc từ khóa này, thì khả năng trùng lặp là ít xảy ra.

7. Không dùng dấu ngoặc kép “” trong thẻ này

Nếu bạn sử dụng, Google sẽ hiểu đến vị trí dấu ngoặc là hết và sẽ ngắt đoạn ở đó. Do đó, đoạn giới thiệu sẽ bị cắt cụt ngủn ngoài dự kiến của bạn.

Để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn nên tránh dùng dấu ngoặc kép, hay những ký tự không phải là chữ cái hay con số. Trường hợp có lý do phải sử dụng ký tự đặc biệt, bạn nên tham khảo và sử dụng ký tự thực thể HTML (entity) để tránh bị Google hiểu nhầm mà cắt xén nội dung.

8. Cân nhắc sử dụng dữ liệu có cấu trúc

Bằng cách dùng dữ liệu có cấu trúc (structured data), bạn có thể bổ sung thêm những thông tin hấp dẫn khác khi thẻ meta description hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Ví dụ như: số sao đánh giá (star ratings), ảnh đại diện…

Trên đây là một số tiêu chí mà cá nhân tôi cũng thường áp dụng để viết thẻ mô tả cho chuẩn SEO, và cũng để hấp dẫn người đọc. Chúng ta chỉ cần hiểu và áp dụng nhuần nhuyễn là đã ghi điểm rồi, ít nhất với kinh nghiệm nhiều năm của tôi là như vậy.

 

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5