Hướng dẫn điền file thông tin Social Marketing

Để có thể triển khai dự án Social Marketing một cách đầy đủ và tốt nhất, Quý khách cần điền đầy đủ các thông tin sau đây:

Bước 1: Điền thông tin sản phẩm mà doanh nghiệp muốn tập trung phát triển. 

Ví dụ: căn hộ Vinhome, loa Acnos CS360, đồ bộ Pijama, phụ tùng xe ô tô,…

Bước 2: Địa chỉ Website của doanh nghiệp. Vui lòng điền link website của doanh nghiệp vào ô trống.

Ví dụ: https://wifim.vn/

Bước 3: Địa chỉ Fanpage của doanh nghiệp. Vui lòng điền link Fanpage Facebook của doanh nghiệp vào ô trống.

Ví dụ: https://www.facebook.com/wifimjsc.agency

Bước 4: Địa chỉ Tiktok của doanh nghiệp. Vui lòng điền link kênh Tiktok của doanh nghiệp vào ô trống.

Ví dụ: https://www.tiktok.com/@wifimjsc?is_from_webapp=1&sender_device=pc

Bước 5: Địa chỉ Landing page của doanh nghiệp. Vui lòng điền link Landing page của doanh nghiệp vào ô trống.

Ví dụ: cfyc.com.vn

Bước 6: Điểm nổi bật khác biệt của sản phẩm là gì? 

  • Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm là gì? 

Ví dụ: giá rẻ, công nghệ tiên tiến, đổi mới, màu sắc thương hiệu riêng biệt,…

  • Tính chất lý tính nổi bật của sản phẩm là gì? 

Ví dụ: hoạt động tốt hơn, tiết kiệm tiền, tối giản hóa cuộc sống, giúp bạn khỏe mạnh hơn, kinh nghiệm/trải nghiệm, giữ kết nối.

  • Tính chất cảm tính nổi bật của sản phẩm là gì? 

Ví dụ: thỏa mãn sự tò mò về tri thức, kiểm soát/quản lý/thống trị, cảm giác thoải mái, gây dựng sự tự tin, lạc quan/tích cực, kết nối chính mình, được yêu thương, có tự do, được chú ý.

  • Sản phẩm khác gì so với những sản phẩm cùng phân khúc khách hàng? 

Ví dụ: giá trị và lợi ích, chất lượng, tính độc đáo, tiện lợi, mức độ tin cậy,…

Bước 7: Giá trị khách hàng nhận được khi mua sản phẩm?

  • Sản phẩm mang lại giá trị gì cho khách hàng? 

Ví dụ: giá trị chức năng, giá trị xã hội, giá trị tâm lý, giá trị tiền tệ

  • Sản phẩm giúp khách hàng giải quyết vấn đề gì? 

Ví dụ: Sản phẩm lưới chống muỗi, côn trùng sẽ giúp ngăn chặn mọi côn trùng như ruồi, mỗi, chuột, gián vào nhà một cách tuyệt đối.

  • Sản phẩm đáp ứng nhu cầu nào của họ? 

Ví dụ:

  • Về sản phẩm: chức năng, giá cả, sự tiện lợi, cách sử dụng, thiết kế, sự tin cậy, khả năng thể hiện, sự hiệu quả, khả năng tương thích. 
  • Về dịch vụ: sự đồng cảm, sự công bằng, sự minh bạch, khả năng kiểm soát, có sự lựa chọn, thông tin, khả năng tiếp cận dịch vụ).
  • Chào bán gói sản phẩm và dịch vụ nào cho mỗi phân khúc khách hàng? 

Ví dụ:

    • Theo nhân khẩu học: tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập,… 
    • Theo hành vi mua hàng: khách hàng mua lần đầu, khách hàng tiềm năng, khách hàng thường xuyên, người chuyển sang lựa chọn thương hiệu khác.
  • Theo hành trình mua hàng: nhận biết, cân nhắc, mua hàng, quay lại, ủng hộ.
  • Theo thiết bị sử dụng: điện thoại, tablet, máy tính, laptop,…

Bước 8: Đối thủ cạnh tranh?

  • Những đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp? (ít nhất 3 đối thủ, trong cùng phân khúc giá/sản phẩm dịch vụ).
  • Lợi thế đối thủ là gì? 

Ví dụ: sản phẩm/dịch vụ độc đáo, chiến lược tiếp thị hiệu quả, năng lực nghiên cứu và phát triển, quản lý chi phí hiệu quả, xây dựng mối quan hệ khách hàng, đội ngũ nhân viên tài năng, bắt kịp xu hướng áp dụng nền tảng công nghệ hiện đại.

Bước 9: Mục tiêu quảng cáo, Marketing (KR)

  • Mục tiêu là bán hàng hay quảng bá thương hiệu? 

Ví dụ: 

  • Với mục tiêu là bán hàng bao gồm gia tăng doanh số và sản lượng, phát triển thị trường, phát triển khách hàng, tăng thị phần, giữ chân khách hàng và tăng lợi nhuận.
  • Với mục tiêu là quảng bá thương hiệu bao gồm tạo nhận thức về thương hiệu, xây dựng lòng tin và uy tín, tăng giá trị thương hiệu và tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng.
  • Tiếp cận được bao nhiêu người?

Ví dụ: Mục tiêu trong 1 tháng tiếp cận 10,000 người.

  • Cách thức đo lường thành công của chiến dịch là gì? 

Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thu hồi (hoàn vốn đầu tư), giá trị trọn đời của khách hàng, chi phí khách hàng tiềm năng, chi phí cho mỗi đơn hàng thành công, phễu dữ liệu, làm giàu cho dữ liệu, marketing đa kênh.

  • Kết quả mong muốn sau chiến dịch quảng cáo? 

Ví dụ: tiếp cận được 10,000 người, doanh số bán hàng 100 triệu/tháng,..

Bước 10: Mô tả chương trình | định hướng kinh doanh ngắn hạn (3 tháng). 

Ví dụ: Mục tiêu lưu lượng truy cập trang Website, các mục tiêu ngắn hạn bao gồm: 

  • Tăng số lượng bài viết lên 70 mỗi tháng. 
  • Thay đổi giao diện Website thu hút, nâng cao trải nghiệm người dùng trong vòng 1 tháng. 
  • Chia sẻ 50 link bài viết mỗi tháng trên các kênh thông tin như Facebook, Tiktok,… 

Bước 11: Link nguồn ảnh. Vui lòng điền link nguồn ảnh vào ô trống.

  • Logo công ty/thương hiệu. (link Google Drive)
  • Hình ảnh sản phẩm. (link Google Drive)
  • Hình ảnh thực tế. (link Google Drive)

Bước 12: Cách thức khách hàng thường mua hàng? (gọi điện, đặt hàng trực tuyến, mua trực tiếp tại cửa hàng,… mỗi cách thức chiếm bao nhiêu phần trăm). 

Ví dụ: đặt hàng trực tuyến 60%, mua trực tiếp tại cửa hàng 40%.

Bước 13: Phương thức truyền thông hiện tại? 

  • Đã truyền thông qua những kênh nào? 

Ví dụ: Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube, Website, Landing Page, diễn đàn,…

  • Cách thức thực hiện? 

Ví dụ: tin nhắn, video, content thông tin,…

  • Hiệu quả? 

Ví dụ: tốt, trung bình, kém.

  • Lý do muốn quảng cáo? 

Ví dụ: tiếp cận khách hàng mới, tăng cường hình ảnh quảng bá cho thương hiệu, xây dựng thương hiệu, bán hàng, nhắc nhở khách hàng cũ.

Bước 14: Ngân sách?

Ví dụ: bao nhiêu triệu mỗi tháng, bao nhiêu mỗi ngày

Bước 15: Hỗ trợ chăm sóc? 

Ví dụ: Website/Fanpage/Zalo OA/TikTok,…

Bước 16: Chân dung khách hàng

  • Tuổi.

Ví dụ: 18 – 40 tuổi; 25 – 35 tuổi.

  • Giới tính (nam / nữ / khác).
  • Tình trạng hôn nhân (độc thân / đã kết hôn / góa /… ).
  • Tuổi con (nếu có).
  • Nghề nghiệp, chức vụ.
  • Thu nhập.
  • Giáo dục (trình độ văn hóa).
  • Mối quan hệ.
  • Sở thích.
  • Hành vi.

Bước 17: Khách hàng thường đến từ đâu?

  • Trực tuyến (online)
  • Nhóm Facebook nào? (link nhóm Facebook)
  • Những diễn đàn thường tham gia? (link diễn đàn)
  • Họ thường đọc những trang báo/website nào? (link trang báo/website)
  • Họ thường hâm mộ ai? (nghệ sĩ, diễn viên, Tiktoker, ca sĩ,…)
  • Họ thường tìm kiếm những từ khóa gì? 

Ví dụ: đồ bộ bà ba, phụ tùng ô tô, loa karaoke,…

  • Trực tiếp (offline)
  • Địa điểm sinh sống? 

Ví dụ: Hồ Chí Minh, Hà Nội, miền Nam, miền Trung, miền Bắc,…

  • Địa điểm làm việc?

Ví dụ: Hồ Chí Minh, Hà Nội, miền Nam, miền Trung, miền Bắc,…

Bước 18: Tại sao khách hàng cần sản phẩm?

  • Vấn đề khách hàng đang gặp phải là gì?

Ví dụ: nhu cầu chống muỗi cho nhà; nhu cầu mua loa karaoke đem theo du lịch;…

  • Họ đang tìm kiếm giải pháp gì?

Ví dụ: mua cửa/lưới chống muỗi; mua loa karaoke nhỏ gọn, di động;…

Bước 19: Thời điểm mua hàng?

  • Khoảng thời gian mua hàng trong ngày. (khoảng mấy giờ?)
  • Ngày nào trong tuần. (thứ mấy?)
  • Tuần nào trong tháng. (tuần thứ mấy của tháng?)
  • Tháng nào trong năm. (tháng 1, tháng 2,…?)

Bước 20: Mua hàng như thế nào?

  • Cách thức khách hàng hay dùng để tiếp cận giải pháp? 

Ví dụ: Người quen giới thiệu, chuyên gia khuyên dùng, đọc báo, tìm kiếm, xem tivi,…

  • Khách hàng bị thuyết phục bởi lý do gì? (tiện ích của sản phẩm)

Ví dụ: Sản phẩm giá rẻ, tiện dụng, nhỏ gọn tiện mang theo du lịch,…

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5