Google tag manager là gì? Những điều bạn cần biết về Google tag manager?

Với những ai chuyên về chạy quảng cáo Google thì Google tag manager là gì chắc chắn không còn xa lạ, nhưng với các bạn digital marketer mới vào nghề, đây chắc chắn là một công cụ khá mới mẻ,việc không tận dụng được các chức năng của GTM sẽ khiến việc quản lý website và các từ khóa của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn đấy. Bài viết này sẽ trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ về Google Tag manager cho các bạn chưa biết, đừng bỏ lỡ nhé. 

Thông tin về Google tag manager

Google tag manager là một công cụ của Google cho phép bạn thực hiện dễ dàng các thao tác như cập nhật, quản lí các thẻ trong website, thường thì các thẻ đó có thể là thẻ theo dõi website trong Google analytics, thẻ tiếp thị lại ( google remarketing ) trong Google Ads hay Facebook pixel, các loại thẻ tối ưu chuyển đổi trong Google optimize, hotjar, crazy egg,… và các loại thẻ khác nữa.

Để hiểu rõ hơn về chức năng của Google tag manager là gì ? chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ sau đây.

  • Nếu như thực hiện các chiến dịch quảng cáo một cách thủ công như truyền thống bạn cần phải cài các đoạn mã Google analytics, Facebook Pixel, Google ads,… vào mã nguồn của website. Dựa vào quy mô của chiến dịch quảng cáo mà số lượng thẻ nhiều hay ít. Nhưng khi bạn sử dụng Google tag manager, bạn chỉ cần cài các đoạn mã này vào và sẽ quản lí được tất cả mà không cần phải đụng vào mã nguồn. 
Thông tin về Google tag manager
Thông tin về Google tag manager

Ưu điểm nổi bật của Google tag manager

Tiếp theo, cùng khám phá những ưu điểm nổi bật của Google tag manager là gì nhé !

  • Hỗ trợ theo dõi toàn bộ hành vi người dùng trên website một cách nhanh chóng, các thao tác của người dùng trên website sẽ được ghi lại và báo về một cách cụ thể
  • Tính năng testing sẽ giúp người quản lí hiểu rõ về hiệu quả quảng cáo, để thay đổi website theo thời gian thực từ đó mà tiến hành các cải biên phù hợp với website của mình
  • Việc tái sử dụng dễ dàng
  • Có nhiều template mẫu miễn phí trên mạng, bạn chỉ cần download về và sử dụng
  • Theo dõi được cả Sub domain và cross Domain..
  • Bảo mật thông tin, quản lý người dùng, quản lý phiên bản, không gian làm việc,… hiệu quả
Ưu điểm nổi bật của Google tag manager
Ưu điểm nổi bật của Google tag manager

Google tag manager có những điểm hạn chế nào ?

Tuy nhiên, Google tag manager vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, chỉ ra các khuyết điểm của Google tag manager là gì như:

  • Yêu cầu triển khai kỹ thuật công nghệ thông tin
  • Khi gắn thẻ sẽ làm cho tốc độ tải trang tăng lên
Google tag manager có những điểm hạn chế nào
Google tag manager có những điểm hạn chế nào

Google tag manager cải thiện SEO như thế nào ?

Liệu tác động từ Google tag manager là gì để mà cải thiện SEO rất nhiều,các tác động cải thiện SEO từ Google tag manager cụ thể như:

  • Cho phép chèn Schema vào website ở từng page nếu như bạn có nhu cầu
  • Có công cụ để tự động chèn toàn bộ schema cho tất cả các page trên website
  • Gắn tracking cho người dùng, từ đó hiểu được tất cả các hoạt động của người dùng trên website, từ đó dễ dàng nâng cao các content, UX.
Google tag manager cải thiện SEO như thế nào ?
Google tag manager cải thiện SEO như thế nào ?

Hướng dẫn cài đặt Google tag manager

Để cài đặt được Google Tag Manager cũng cực kì đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước sau: 

Bước 1: Tạo tài khoản GTM

Bạn truy cập https://tagmanager.google.com nhấn Đăng nhập vào tài khoản Google và bắt đầu Tạo một tài khoản GTM.

Việc tạo tài khoản thực ra khá nhanh chóng, bạn chỉ cần điền một số thông tin chung, chọn tên quốc gia sau đó click “Tiếp tục”. Ở mục tên tài khoản bạn nên sử dụng tên công ty hoặc tên website của mình để dễ dàng hơn khi quản lý.

Thiết lập tài khoản Google Tag Manager
Thiết lập tài khoản Google Tag Manager

Bước 2: Tạo và thiết lập Container

Bạn có thể điền bất cứ tên gì vào mục “Tên vùng chứa” để dàng nhất trong việc quản lý của bạn. Sau đó chọn “Nơi sử dụng vùng chứa” để chọn nơi bạn muốn sử dụng container như web, IOS, AMP, Android,… Cuối cùng bạn nhấn nút “Tạo” là đã gần như hoàn thành

Tạo và thiết lập vùng chứa
Tạo và thiết lập vùng chứa

Bước 3: Thực hiện gắn mã code Google Tag Manager vào website được yêu cầu

Sau khi nhấn nút “Tạo”, một cửa sổ sẽ hiện ra và hiển thị những thông tin về điều khoản để có thể sử dụng của Google Tag Manager. Bạn chỉ cần click “Có” là được.

Đồng ý điều khoản dịch vụ để tiếp tục tạo GTM
Đồng ý điều khoản dịch vụ để tiếp tục tạo GTM

Ngay sau đó sẽ hiển thị bảng chứa 2 mã code khá rắc rối và dài dòng của container mà bạn vừa mới tạo, nhưng bạn chỉ cần thực hiện 2 thao tác dưới đây là đã có thể thực hiện gắn mã vào rồi:

  • Copy – paste đoạn code GTM đầu tiên vào cặp thẻ <head> </head>
  • Copy – paste đoạn còn lại vào cặp thẻ <body> </body>
Mã code của container vùng chứa Google Tag Manager
Mã code của container vùng chứa Google Tag Manager

Để kiểm tra bạn đã cài đặt Google Tag Manager đúng hay chưa, hãy thêm công cụ Tag Assistant Legacy vào trình duyệt Chrome của mình, sau đó bạn bật công cụ lên là đã có thể check xem kết quả.

Hoàn tất cài đặt Google Tag Manager vào trình duyệt Google Chrome
Hoàn tất cài đặt Google Tag Manager vào trình duyệt Google Chrome

Khi thẻ Tag Manager có màu vàng hoặc màu xanh  là bạn đã thành công. Còn nếu thẻ Tag Manager hiện màu đỏ, tức là bạn đã làm sai ở bước nào đó, hãy check lại vị trí đặt thẻ của mình.

Thực hiện các bước trên sẽ giúp bạn cài đặt thành công Google tag manager, mong là bài viết trên của wifim.vn giúp bạn hiểu được Google tag manager là gì ? giúp bạn nắm được ưu và nhược điểm của nó, áp dụng kiến thức vào công việc hiệu quả.

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5