Trong dịch vụ Digital Marketing của doanh nghiệp, Performance Marketing là một hoạt động nắm giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, khi nhắc đến hình thức truyền thông này, không ít người thắc mắc. Để hiểu dịch vụ Tư vấn Performance Marketing là gì? Ưu và nhược điểm như thế nào? Cách thức hoạt động ra sao? Những thắc mắc này sẽ được chia sẻ cụ thể thông qua bài viết dưới đây.
Tại sao doanh nghiệp cần dịch vụ Tư vấn Performance Marketing
Performance Marketing là một hình thức để chạy quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó được thực hiện dựa trên hiệu quả truyền thông từ đối tác. Sau khi kết thúc chiến dịch quảng cáo này, các doanh nghiệp sẽ thu về những lợi ích nhất định. Ví dụ như thu hút được sự quan tâm của khách hàng, tăng lượng bán hàng hóa và nâng cao khả năng nhận diện của thương hiệu mình.
Đổi lại, doanh nghiệp sẽ trả phí cho những quảng cáo dựa theo lượng like, share, lượt click,…từ kênh truyền thông đó. Có thể nói, sự ra đời của Performance Marketing đã giúp nhiều doanh nghiệp đạt được hiệu quả như mong đợi trong thời gian ngắn. Đó là lý do mà vì sao các doanh nghiệp hiện nay cần dịch vụ Tư vấn Performance Marketing.
Performance Marketing hoạt động như thế nào?
Performance Marketing hoạt động được phải có đủ 3 đối tượng chính đó là: Advertiser, Publishers, Affiliate network.
- Advertiser: Chỉ những người có sản phẩm hay dịch vụ cần bán. Đối tượng này sẽ trả tiền vào những khoản đầu tư cho Marketing Online
- Publishers: Chỉ những cá nhân hay công ty nhận quảng cáo sản phẩm theo yêu cầu từ Advertiser. Thông qua các hình thức quảng bá trên mạng xã hội, website, blog, đối tượng này sẽ nhận hoa hồng từ phía Advertiser khi hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra.
- Affiliate network: Là một đối tượng trung gian giúp kết nối giữa người cần làm quảng cáo và người làm quảng cáo.
Ưu nhược điểm của Performance Marketing
Ưu điểm
- Xây dựng thương hiệu dựa trên những nền tảng mạng xã hội do phía Publishers thực hiện. Từ đó, lượng traffic, tương tác, thị phần của doanh nghiệp tăng trưởng nhanh
- Ít rủi ro bởi vì bởi vì thanh toán khi Publishers hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra từ trước
- Toàn bộ chiến dịch được lên kế hoạch cụ thể, bạn sẽ trực tiếp theo dõi và đo lường, đánh giá một cách khách quan
- Nhận biết được các nguồn khách hàng đến từ đâu, kênh bán hàng nào tốt nhất và đối tác nào hiệu quả để sử dụng nguồn ngân sách đầu tư đúng chỗ.
Nhược điểm
- Dễ tốn chi phí nếu không biết vận hành một chiến dịch hiệu quả
- Không đo CPS khi chạy quảng cáo. Hoặc CPL cao nhưng lại không thể chuyển đổi
- Nếu doanh nghiệp không nắm rõ về Digital Marketing và chọn đối tác truyền thông kém uy tín và chuyên nghiệp thì dễ bị mất tiền và nhận về số liệu sai
Quy trình tối ưu hoạt động performance marketing
- Áp dụng A/B test để dự đoán thử mức độ hiệu quả của ý tưởng
Có rất nhiều ý tưởng mỗi khi triển khai một chiến dịch quảng cáo. Do đó, bạn nên thực hiện bước A/B test này để đo lượng tỉ lệ hiệu quả khi ý tưởng đó triển khai thực tế.
- Tối ưu hóa các yếu tố
A/B test là bước cần có nhưng không thể đo lường chính xác tính hiệu quả. Vì thế cần phải thực hiện bước tối ưu hóa các yếu tố như: vị trí đã chính xác chưa, đối tượng khách hàng đã chuẩn chưa, thiết kế, nội dung tốt chưa?…
- Scale Up
Mục đích của scale up là tìm nhóm khách hàng tương tự để mở rộng, tăng trưởng hiệu quả cho chiến dịch Performance Marketing.
- Tái thực hiện lại chiến dịch
Bước này sẽ làm mới lại những video quảng cáo hay nội dung quảng cáo dựa trên nền tảng đã có trước đó.
- Phân tích thống kê hiệu quả
Bước này rất quan trọng. Đó là điều sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng xem xét được chiến dịch nào hiệu quả không để tăng hay điều chỉnh lại ngân sách.
Những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu phần nào về Dịch vụ Tư vấn Performance Marketing. Hãy truy cập vào website: wifim.vn để tìm hiểu thêm nhiều chiến lược marketing nhé!