Tìm hiểu chi tiết về Chiến dịch Google Ads – Công cụ quảng cáo hiệu quả cho doanh nghiệp

Chạy chiến dịch Google Ads để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động Marketing của bất kỳ sản phẩm hay dịch nào. Thế nhưng, để triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Vậy chiến dịch Google Ads là gì? Có lưu ý gì khi thực hiện chiến dịch và những lỗi thường xuyên mắc phải? Hãy theo dõi bài viết mà WIFIM chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Khái niệm chiến dịch Google Ads

Google Ads trước năm 2018 còn có tên gọi là Google Adwords, đây là hình thức quảng cáo do Google cung cấp, hướng đến những đối tượng đang có nhu cầu quảng cáo dịch vụ, sản phẩm của mình. Những ai sử dụng chiến dịch Google Ads thì cần phải chi trả tiền cho Google để quảng cáo của bạn được hiển thị trên các trang tìm kiếm Google hoặc trên trang thuộc mạng hiển thị liên kết với Google. Để giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục đích, Google Ads đang không ngừng tạo nên những hình thức quảng cáo mới để phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Đồng thời, thuật toán của Google Ads luôn được cập nhật liên tục, hướng đến việc mang lại giá trị cao cho người sử dụng.

Hiện nay có rất nhiều loại hình quảng cáo trên Google Ads, như là: Google Display Network, Google Search Ads, Google’s Video Youtube Ads, Gmail Ads, Google Shopping Ads, Remarketing list. Song đó, những doanh nghiệp sử dụng chiến dịch Google Ads cũng nên xây dựng chiến lược cụ thể thì mới mang lại hiệu quả cao so với ngân sách đã bỏ ra.

Chiến dịch Google Ads là chiến dịch như thế nào?
Chiến dịch Google Ads là chiến dịch như thế nào?

Lợi ích của việc sử dụng Google Ads

Dưới đây sẽ là một số những lợi ích nổi bật của việc sử dụng chiến dịch Google Ads mà bạn nên tham khảo trước khi lựa chọn Google Ads làm kênh quảng cáo cho công ty/ doanh nghiệp của mình, cụ thể là:

  • Hướng đến đúng đối tượng khách hàng: Quảng cáo được hiển thị tại vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng tìm kiếm cũng như trên Website được liên kết với Google. Dựa vào những từ khóa mà khách hàng tìm kiếm, cũng như thông tin lướt Website mỗi ngày mà nội dung quảng cáo sẽ được hiển thị chính xác hơn, từ đó hướng sản phẩm/ dịch vụ đến đúng với đối tượng tiềm năng.
  • Quản lý, điều khiển chiến dịch dễ dàng và nhanh chóng: Khi sản phẩm/ dịch vụ của bạn được xét duyệt đáp ứng yêu cầu của Google Ads, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện chỉ sau 5 phút kể từ khi chiến dịch cài đặt thành công. Thêm vào đó, bạn hoàn toàn có thể thêm từ khóa, thay thế, chỉnh sửa những nội dung quảng cáo và điều chỉnh kinh phí sao cho phù hợp.
  • Mang lại hiệu quả cao và tối ưu chi phí: Google Ads sẽ bạn nhắm đúng vào đối tượng khách hàng tiềm năng, nhờ đó mà khả năng chuyển đổi đơn hàng khi chạy chiến dịch Google Ads cũng tăng lên rất nhiều. Bên cạnh đó bạn cũng nên biết khi khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo thì bạn mới mất tiền, vì thế mà chi phí bỏ ra để chạy chiến dịch sẽ tối ưu hơn. Ngoài ra, Google Ads còn cho phép bạn điều chỉnh ngân sách, giới hạn chi phí khi chạy quảng cáo theo từng thời điểm. Vì lợi ích này mà giúp kinh phí thực hiện chiến dịch Google Ads tối ưu và đạt hiệu quả.
Lợi ích nổi bật của chiến dịch Google Ads mang lại
Lợi ích nổi bật của chiến dịch Google Ads mang lại
  • Số liệu báo cáo, thống kê được cập nhập thường xuyên và chính xác: Google là công ty dịch vụ lớn nhất thế giới, vì thế mà các công cụ của họ đều rất chuyên nghiệp nên hệ thống báo cáo số liệu thường có độ chính xác cao và luôn cập nhật thường xuyên để bạn có thể điều chỉnh, thay đổi chiến lược sao cho hiệu quả nhất.
  • Cho phép phục vụ tiếp thị lại (Remarketing): Google Ads mang lại khả năng thu thập dữ liệu của khách hàng để làm remarketing. Những thông tin của khách hàng sẽ được lưu trữ trong máy tính để nhận biết người dùng khi truy cập vào bất cứ một trang Website nào.
Chiến dịch Google Ads mang lại lợi ích gì?
Chiến dịch Google Ads mang lại lợi ích gì?

Cách quản lý Chiến dịch Google Ads hiệu quả

Với nhiều kinh nghiệm trong quảng cáo, WIFIM mang đến lợi ích tối ưu từ những phân tích, đề xuất, cung cấp giải pháp chiến dịch Google Ads hiệu quả cho từng lĩnh vực mỗi khách hàng, dưới đây là cách quản lý chiến dịch quảng cáo hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Cách quản lý chiến dịch Google Ads mang lại hiệu quả cao
Cách quản lý chiến dịch Google Ads mang lại hiệu quả cao

Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch

Trước khi bắt đầu quản lý chiến dịch Google Ads, bạn cần xác định mục tiêu của mình. Mục tiêu của chiến dịch có thể là tăng doanh số bán hàng, tăng lượng truy cập trang web hoặc tăng nhận thức thương hiệu. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp bạn lên kế hoạch chiến dịch và tối ưu hóa quảng cáo để đạt được kết quả tốt nhất.

Bước 2: Lên kế hoạch chiến dịch

Sau khi xác định được mục tiêu của chiến dịch, bạn cần lên kế hoạch chiến dịch. Bao gồm việc lựa chọn từ khóa, tạo nội dung quảng cáo, chọn định vị, lựa chọn đối tượng khách hàng và thiết lập ngân sách cho chiến dịch.

– Lựa chọn từ khóa: Từ khóa là các từ mà khách hàng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên Google. Bạn cần tìm ra các từ khóa phù hợp để khi khách hàng tìm kiếm, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị.

– Tạo nội dung quảng cáo: Nội dung quảng cáo cần phải hấp dẫn và thuyết phục để thu hút khách hàng. Bạn cần tạo ra các tiêu đề và mô tả quảng cáo hấp dẫn để khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn.

– Chọn định vị: Bạn cần chọn vị trí hiển thị quảng cáo phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các định vị phổ biến bao gồm trang kết quả tìm kiếm, trang web liên kết và các ứng dụng di động.

– Lựa chọn đối tượng khách hàng: Bạn cần lựa chọn đối tượng khách hàng phù hợp để quảng cáo của bạn được hiển thị cho những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

– Thiết lập ngân sách: Bạn cần thiết lập ngân sách cho chiến dịch của mình để đảm bảo không vượt quá chi phí quảng cáo của bạn.

Lên kế hoạch chiến dịch
Lên kế hoạch chiến dịch

Bước 3: Theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch

Sau khi đã thiết lập chiến dịch, bạn cần theo dõi và tối ưu hóa để đạt được kết quả tốt nhất. Bạn cần theo dõi các chỉ số quan trọng như tỷ lệ nhấp vào quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí cho mỗi nhấp vào quảng cáo và tỷ lệ hiển thị quảng cáo. Dựa trên các chỉ số này, bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch bằng cách sửa đổi từ khóa, nội dung quảng cáo, định vị và đối tượng khách hàng.

Những lưu ý khi thực hiện Chiến dịch Google Ads

Hiện nay rất nhiều người mới chạy chiến dịch Google Ads đều mắc những sai lầm khiến cho việc quảng cáo không đạt hiệu quả cao hoặc không tạo ra đơn hàng thì dưới đây sẽ là những lưu ý mà bạn không bên bỏ qua khi thực hiện chiến dịch quảng cáo.

Những lưu ý quan trọng khi thực hiện chiến dịch Google Ads
Những lưu ý quan trọng khi thực hiện chiến dịch Google Ads
  • Tìm kiếm từ khóa phù hợp: Từ khóa là bước quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến dịch Google Ads, vì vậy nên lựa chọn đúng từ khóa sẽ tạo ra nền tảng và điều chỉnh lối đi tiếp theo cho chiến dịch được tối ưu hóa quảng cáo, hãy nghiên cứu từ khóa bằng việc sử dụng công cụ thứ 3 để hỗ trợ tìm kiếm.
  • Thực hiện chia nhóm quảng cáo: Thông thường nhà quảng cáo đều chia nhóm toàn bộ từ khóa có liên quan và không liên quan vào chung một nhóm và thiết kế mẫu quảng cáo chung cho mọi chiến dịch, điều này sẽ làm cho các từ khóa không đáp ứng nhu cầu của người dùng khi tìm kiếm, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ quảng cáo và nhấp chuột. Vậy nên hãy chia nhóm quảng cáo theo từng chủ đề, thể loại và chia nhóm nhỏ nhóm quảng cáo để cho chiến dịch Google Ads được tối ưu.
  • Lựa chọn vị trí để quảng cáo: Nhiều khách hàng kinh doanh những sản phẩm đặt biệt và chỉ bán ở những khoảng cách nhất định và khi chạy quảng cáo theo tỉnh thành nơi họ sống và cảm thấy việc quảng cáo không hiệu quả, trong trường hợp này bạn hãy hướng đến vị trí theo bán kính và ghim định vị cửa hàng ở tâm bán kính. Như vậy sẽ giúp bạn tiếp cận những khách hàng tiềm năng ở trong bán kính phạm vị mà bạn mong muốn.
  • Nên gắn Tag Manager cho chiến dịch: Tag Manager là công cụ quan trọng nhất để cài đặt chuyển đổi, tạo Analytics, tệp đối tượng khách hàng cho tài khoản Google Ads, nên nếu không gắn thì dữ liệu trong khi thực hiện chạy quảng cáo sẽ rất lãng phí.
Nên sử dụng Tag Manager trong chiến dịch Google Ads
Nên sử dụng Tag Manager trong chiến dịch Google Ads
  • Nên liên kết Youtube, Analytics với Google Ads: Analytics hiện là công cụ phân tích Website rất hiệu quả và có thể phân tích cụ thể chỉ số quảng cáo của từng chiến dịch Google Ads, nên nếu không liên kết 2 tài khoản này với nhau thì đây sẽ là một tổn thất lớn cho nhà quảng cáo. Bạn dễ dàng liên kết Google Analytics với Youtube để hiểu rõ hơn về lượng truy cập vào kênh của bạn. Nên nếu bạn muốn kiểm tra thời gian truy cập, nguồn truy cập hay các dữ liệu về nhân khẩu học cho kênh Youtube của mình hãy sử dụng Youtube Analytics.

Những lỗi thường mắc phải khi cài đặt chiến dịch Google Ads

Khi cài đặt chiến dịch Google Ads, bạn thường thấy các tùy chọn luôn ở chế độ mặc định mà Google đã đưa ra. Đây là chế độ tiêu chuẩn, thế nhưng, bạn có thể sẽ phải trả giá đắt với các tùy chọn này. Dưới đây là một số lỗi thường mắt phải khi cài đặt chiến dịch Google Ads như là:

Những lỗi thường gặp khi sử dụng chiến dịch Google Ads
Những lỗi thường gặp khi sử dụng chiến dịch Google Ads
  • Mặc định chạy tìm kiếm lẫn hiển thị:

Khi khởi chạy chiến dịch trên Google, bạn sẽ có các tùy chọn để lựa chọn như: Mạng hiển thị, mạng tìm kiếm hoặc cả hai mạng. Đối với chiến dịch mạng tìm kiếm, mục tiêu chính là khách hàng tiềm năng, nên bạn chỉ cần chọn mạng tìm kiếm. Bởi vì tỷ lệ chuyển đổi mạng hiển thị cực kỳ thấp so với tìm kiếm, nó không chỉ làm tăng chi phí cho mỗi khách hàng tìm kiếm được mà nó còn không mang lợi ích gì.

Cách khắc phục chính là bạn bỏ tùy chọn mặc định (chọn cả hai mạng) khi cài đặt chiến dịch Google Ads

  • Từ khóa phủ định trong chiến dịch Google Ads

Trên công cụ Google Ads, bạn bắt buộc phải thực hiện liên tục phát triển danh sách từ khóa phủ định dựa trên những báo cáo từ khóa của mình. Những từ khóa tìm kiếm này sẽ giúp bạn tiết kiệm kinh phí chạy Google Ads bởi bạn không chỉ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng mà còn loại trừ lượng truy cập không thể chuyển đổi thành đơn hàng.

Cách khắc phục lỗi này chính là lập ra danh sách từ khóa khoảng 50 đến 100 từ và bổ sung tìm kiếm dựa trên dữ liệu.

Sử dụng từ khóa phủ định trong chiến dịch Google Ads
Sử dụng từ khóa phủ định trong chiến dịch Google Ads
  • Thử nghiệm chuyển đổi trên Google Ads

Nhiều chiến dịch đã thiết lập và quên kiểm tra chuyển đổi. Nếu bạn không kiểm tra, bạn sẽ không thể biết được chi phí nhập một đơn hàng từ chiến dịch Google Ads là bao nhiêu hoặc từ khóa nào đang đẩy đơn hàng và từ khóa nào không hiệu quả.

Để khắc phục lỗi này bạn vào Settings, ấn Measurement và chọn Conversion để thêm vào tất cả những hành động chuyển đổi có thể diễn ra như đăng ký, gửi email, gọi điện thoại, đặt hàng,…

Không thử nghiệm chuyển đổi trong chiến dịch Google Ads
Không thử nghiệm chuyển đổi trong chiến dịch Google Ads
  • Sử dụng từ khóa không phù hợp

Một trong những lỗi thường mắc phải nhất trong chiến dịch Google Ads chính là không nghiên cứu từ khóa hợp lý. Bạn không thể lựa chọn từ khóa dựa trên những gì mà mình thấy hoặc tin là người người khác sẽ tìm ra. Hãy dùng các công cụ nghiên cứu từ khóa để lựa chọn những từ khóa phù hợp cho từng loại chiến dịch. Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu rõ từ khóa đối sánh để chạy chiến dịch thành công. Hãy tìm từ 10 đến 15 từ khóa và dùng chúng để biến đổi thành 3 dạng: Đối sánh chính xác, đối sánh cụm từ và đối sánh rộng sửa đổi.

  • Không tiến hành thực nghiệm các chiến lược đấu giá

Có nhiều chiến lược đấu giá khác nhau và rất khó khăn để xác định chiến lược nào phù hợp nhất. Tốt nhất bạn nên thử nghiệm để tìm ra các phù hợp với nhu cầu của chiến dịch Google Ads mà bạn đề ra. Nhiều quảng cáo có kinh nghiệm thường sử dụng CPC thủ công, với công cụ này bạn dễ dàng kiểm soát giá thầu trong thời gian dài. Thế nhưng, nếu bạn có kế hoạch kiểm tra chiến dịch của mình trong 1 đến 2 tuần, bạn có thể xem xét tối ưu hóa CPC hoặc tối ưu hóa lượt nhấp chuột.

  • Chỉ tạo một biến thể trên Google Ads

Một lỗi phổ biến thường gặp khi cài đặt Google Ads chính là chỉ tạo một loại quảng cáo cho mỗi nhóm hoặc một biến thể cho một quảng cáo. Nếu bạn muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu hóa kinh phí, bạn hãy nên tạo 2 hoặc 3 biến thể quảng cáo cho mỗi loại quảng cáo.

  • Không sử dụng tiện ích mở rộng cho chiến dịch Google Ads

Google sẽ giúp bạn tối ưu hóa quảng cáo và thúc đẩy lượng truy cập hơn bằng cách sử dụng các tiện ích mở rộng. Bạn có thể thêm chú thích tin nhắn, vị trí, đơn giá, widget,…khi nhắm vào đối tượng khách hàng sử dụng di động, hãy sử dụng tiện ích mở rộng nhắn tin hoặc gọi điện. Cần cài đặt nhiều tiện ích mở rộng càng tốt, nhờ vậy mà quảng cáo càng chiếm nhiều không gian và CTR càng cao. Thế nhưng, bạn nên nhớ rằng không có quyền kiểm soát các tiện ích bổ sung xuất hiện.

Không sử dụng tiện ích mở rộng cho chiến dịch Google Ads
Không sử dụng tiện ích mở rộng cho chiến dịch Google Ads
  • Không sử dụng tính năng thí nghiệm

Về cơ bản, tính năng thử nghiệm trên chiến dịch Google Ads, nó cho phép bản thân phân chia kinh nghiệm của mình để tìm ra loại biến thể hoạt động tốt nhất. Bạn có thể thử chạy thí nghiệm trên các trang đích, nội dung quảng cáo, từ khóa khác nhau.

Bằng việc dành nhiều thời gian để cài đặt chiến dịch Google Ads hợp lý và tránh những lỗi thường mắc phải, bạn sẽ dễ dàng tạo ra nhiều đơn hàng và thúc đẩy doanh số kinh doanh lên mức ổn định.

Vậy bạn đã hiểu rõ chiến dịch Google Ads là gì và nắm rõ những lưu ý khi thực hiện chiến dịch quảng cáo. Hãy bắt đầu phân tích mục tiêu của mình và lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp nhất đối với doanh nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư ngân sách cho Google Ads để chạy quảng cáo, doanh nghiệp cũng nên đầu từ phần hình ảnh, nội dung và Website của mình để khi chạy quảng cáo mang lại nhiều hiệu quả tốt hơn.

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5