Bán hàng đa kênh Omni chanel và những điều cần biết

Omni chanel được xem là xu hướng marketing mới nổi và được nhiều doanh nghiệp, công ty lớn áp dụng và triển khai mô hình bán hàng của họ. Omni chanel vận dụng môi trường internet, công nghệ thông tin tối ưu hoá trải nghiệm shopping của khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu về mô hình Bán hàng đa kênh Omni chanel và những điều cần biết để bạn sớm đạt thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Omni Chanel là gì?

Mô hình Omni chanel còn được biết tới với cái tên Bán hàng đa kênh. Omi chanel không chỉ là mô hình bán hàng ở nhiều nơi khác nhau mà phải hội tủ đủ 3 yếu tố:

Bán hàng đa kênh

Sản phẩm kinh doanh phải được bán trên nhiều kênh và đồng bộ, quản lý trên 1 hệ thống duy nhất. Các kênh bán hàng phổ biến hiện nay gồm có: website (các sàn thương mại điện tử, website doanh nghiệp), social media (facebook, zalo, tiktok), mobile, forum, … Hãy chọn lọc ra các kênh mà bạn ưng ý nhất để tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng.

Kinh doanh sản phẩm trên nhiều kênh bán hàng khác nhau
Kinh doanh sản phẩm trên nhiều kênh bán hàng khác nhau

Tiếp thị đa điểm

Tiếp thị đa điểm tập trung quảng bá thương hiệu xuất hiện trên nhiều kênh bán hàng khác nhau. Khách hàng sẽ nhìn thấy thương hiệu lặp đi lặp lại hàng chục lần và doanh nghiệp càng dễ dàng tiếp cận họ. Hiện nay 5 kênh tiếp thị có nhiều lượt truy cập nhất là: Mạng xã hội (87%), cửa hàng (70%), email martketing, diễn đàn (51%), SEO (43%), Google Adwords (38%).

Quảng cáo thương hiệu trên nhiều kênh khác nhau

Sự kết nối giữa các kênh bán hàng cũng rất quan trọng. Ví dụ một khách hàng truy cập vào website cửa hàng, họ chọn món hàng vào giỏ hàng nhưng lại không hoàn thành đơn hàng. Những ngày sau khách hàng nhìn thấy quảng cáo cửa hàng trên facebook giúp nhắc nhở họ quay lại hoàn tất đơn hàng.

Hệ thống quản lý

Các doanh nghiệp lớn hiện nay đều sở hữu riêng mình một hệ thống quản lý thông tin về giá cả, hình ảnh, số lượng và tình trạng đơn hàng, … Mô hình bán hàng đa kênh sẽ không thể vận hành trơn tru khi không thể có sự đồng bộ thông tin trên các kênh bán hàng khác nhau.

Ưu và nhược điểm của mô hình kênh Omni chanel

Ưu điểm mô hình Omni chanel:

  • Tối ưu trải nghiệm khác hàng vừa có thể mua hàng trực tiếp tại cửa hàng vừa có thể mua hàng online, nhận các voucher, giảm giá, …
  • Dẽ dàng theo dõi thông tin khách hàng, xu hướng mua sắm của khách hàng theo các kênh, khu vực, thống kê doanh thu.
  • Dễ dàng sử dụng: mọi quy trình phức tạp từ quá trình bán hàng, SEO, giao hàng, Marketing, quản lý đều được đơn giản hoá. Quy trình mua hàng cũng trở nên nhanh chóng hơn, đơn giản hơn, khách hàng dễ dàng tương tác với cửa hàng hơn
  • Tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau thông qua các kênh bán hàng khác nhau

Nhược điểm mô hình Omni chanel:

  • Bán hàng đa kênh đòi hỏi sự chuyên nghiệp, cẩn thận vì chỉ cần một sai sót nhỏ trong quản lý thông tin, vận hành hệ thống sẽ làm trì trệ, tổn thất tài chính.
  • Đầu tư nhiều, chi phí khá lớn

So sánh Omni Chanel và Multi-Chanel

Các doanh nghiệp thường sử dụng nhiều kênh bán hàng tiếp cận khách hàng từ website, blog, mạng xã hội. Đó là multi-chanel. Điều khác biệt giữa Omni chanel và Mulit-chanel chính là sự tối ưu hoá trải nghiệm mua sắm của khách hàng trên Omni chanel.

So sánh Onmi chanel và Multichanel
So sánh Onmi chanel và Multichanel

Những điều lưu ý khi vận hành kênh Omi chanel

Cách vận hành thực tế mô hình Omni chanel

Tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng

Hãy tập trung tìm hiểu trải nghiệm của khách hàng khi tìm kiếm, kết nối và mua hàng của bạn. Đặt mình vào vị trí khách hàng, tương tá với tất cả các kênh, gửi yêu cầu, giải đáp thắc mắc để cải tiến quy trình bán hàng trở nên tốt hơn

Ứng dụng data

Data – dữ liệu được xem là những công cụ để phân tích tính cách, thói quen, tương tác của khách hàng, từ đó dự đoán nhu cầu của khách hàng trong tương lai cũng như tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng

Phân khúc khách hàng

Hãy phân khúc khách hàng thành từng nhóm cụ thể dựa trên thói quen, tâm lý. sự tương tác của họ với cửa hàng để đưa ra những phương án cụ thể để tiếp thị cho các nhóm khách hàng đó

Remarketing

Khi khách hàng đã đến xem sản phẩm của bạn nhưng chưa mua hàng, hãy nhắc nhở họ bằng những quảng cáo chạy trên các kênh bán hàng để khơi nhớ lại nhu cầu mua hàng. Nếu khách hàng từng mua hàng thì giới thiệu họ những phụ kiện đi kèm, các chươn trình khuyến mãi khác.

Thống nhất thông tin giữa các nền tảng

Khách hàng có thể mua hàng của bạn bằng nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại, laptop, app, website. Hãy đảm bảo khi họ chọn hàng vào giỏ hàng trên điện thoại, tình trạng đơn hàng vẫn được giữ nguyên trên máy tính.

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5