AB testing là gì ? Những điểm quan trọng nhất của AB testing

Ngày nay, không chỉ riêng trong lĩnh vực sales hay marketing, việc áp dụng AB testing đã trở nên phổ biến và cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác. Nắm được lý thuyết AB testing là gì sẽ là đòn bẩy giúp bạn đi trước đối thủ, thử nhiều phương pháp và chọn ra phương pháp có hiệu quả cao nhất. Trong bài viết này, wifim.vn sẽ đưa ra nhiều thông tin hữu ích về AB testing. Cùng tìm hiểu ngay thôi nào.

AB testing là gì ?

AB testing là gì ? AB testing là còn có tên gọi khác là split testing hay bucket testing, đây là một quy trình mà trong đó hai phiển bản A và B sẽ cùng được đưa vào cùng một môi trường được xác định giống nhau để thực hiện kiểm tra, đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn. Phiên bản ở đây có thể là một tấm quảng cáo, một email,… hiệu quả đánh giá được dựa trên mục tiêu của người làm làm test dành cho các phiên bản trên.

AB testing là gì ?
AB testing là gì ?

Ưu điểm nổi bật của AB testing

Chắc chắn một điều rằng AB testing có nhiều ưu điểm nổi bật nên mới được ứng dụng nhiều như vậy, các ưu điểm của AB testing là gì ?

  • Khắc phục các sự cố website đang gặp phải và tối ưu các hoạt động hiện tại như nút call to action, quảng cáo,…

Những chỉ số cụ thể có thể cải thiện khi làm AB testing:

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Tăng tỷ lệ nhấp chuột
  • Giảm tỷ lệ thoát trang
Ưu điểm nổi bật của AB testing
Ưu điểm nổi bật của AB testing

Các ứng dụng thực tế của AB testing

Những ứng dụng thực tế của AB testing là gì ? AB testing có nhiều ứng dụng thực tế mang lại hiệu quả lớn như:

  • Đối với website sẽ nâng cao được trải nghiệm người dùng, nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến người dùng, từ đó thực hiện tối ưu hóa để tăng conversion rate
  • Đối với quảng cáo và bán hàng thì AB testing được dùng để đo lường và giám sát hiệu quả của các mẫu quảng cáo khác nhau. Sử dụng các loại copy writing và thiết kế khác nhay để đo lường và chọn giải pháp tối ưu hơn bằng AB testing
  • Đối với các ứng dụng di động, gần giống với website để nâng cao UI/UX
Các ứng dụng thực tế của AB testing
Các ứng dụng thực tế của AB testing

Quy trình đầy đủ của AB testing

Sau khi được tìm hiểu về AB testing là gì, ưu điểm và ứng dụng của AB testing chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình đầy đủ của AB testing:

  • Thu thập và phân tích dữ liệu để xác định được các vấn đề hiện đang gặp phải ở page như tỷ lệ thoát trang cao, thời gian ở lại trang thấp, tỷ lệ chuyển đổi thấp,…
  • Đưa ra mục tiêu của việc cải thiện sau khi tiến hành thử nghiệm. Ví dụ như tăng traffic cho website lên bao nhiêu %, tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm tỷ lệ thoát trang, tăng tỷ lệ chuyển đổi,…
  • Đưa ra giả thuyết phù hợp, tiến hành liệt kê các ý tưởng và giả thuyết để tiến hành AB testing, như thay đổi vị trí nút đăng ký, thay đổi màu sắc thanh tìm kiếm,…
  • Xác định quy mô mẫu và thời gian chạy AB testing. Mức test tối thiểu được đề xuất là 2000 pageviews và 1000 visitors truy cập vào trang web
  • Tạo lập một phiên bản mới để tiến hành AB testing, lưu ý rằng phiên bản mới này nên có sự thay đổi 1 yếu tố duy nhất để có thể so sánh và kết luận yếu tố đó tác động đến mục tiêu của đặt ra ở trên
  • Phân tích kết quả thử nghiệm và đưa ra kết luận. Nếu như phiên bản mới hoạt động tốt hơn thì thực hiện thay đổi này còn không tiếp tục các thử nghiệm tiếp theo để tìm được phiên bản tốt nhất.
Quy trình đầy đủ của AB testing
Quy trình đầy đủ của AB testing

Hướng dẫn thực hiện AB testing SEO

Với SEO, google khuyến khích sử dụng AB testing vì điều này không gây bất kỳ sự cố nào ảnh hưởng đến thứ hạng của website trừ khi bạn sử dụng AB testing với mục đích che giấu. Để tránh việc che giấu, bạn không nên lạm dụng những phân đoạn khác để hiển thị nội dung khác nhau cho Googlebot theo các địa chỉ IP của người dùng.

Hướng dẫn thực hiện AB testing SEO
Hướng dẫn thực hiện AB testing SEO
  • Sử dụng thẻ rel=”canonical” nếu bạn thử nghiệm với nhiều URL
  • Sử dụng direct 302 thay vì 301s
  • Chỉ chạy thử nghiệm khi thực sự cần thiết

Bạn hiểu hết về AB testing là gì rồi chứ ? Sẵn sàng để thử nghiệm cho website của mình chưa ?

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5