Growth hacking là gì? Các bước lập kế hoạch growth hacking

Growth hacking là gì?

Growth hacking – Hack tăng trưởng là thuật ngữ chuyên được sử dụng trong tiếp thị Internet về các chiến lược tập trung vào tăng trưởng. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các công ty khởi nghiệp vì phương thức rất phù hợp với giai đoạn đầu. Growth hacking tập trung mục tiêu thu hút rất nhiều khách hàng với một ngân sách hạn chế, phù hợp trong thời gian ngắn. Phương pháp này là một phương pháp marketing tối ưu hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, mang lại hiệu quả bán hàng, tạo dựng thương hiệu và xây dựng nhận thức khách hàng. Bộ phận các chuyên gia growth hacking bao gồm thành viên từ các bộ phận marketing, phát triển sản phẩm, kỹ sư và quản lý sản phẩm.

Thuật ngữ growth hacking được thành lập và phát triển vào năm 2010 bởi Sean Ellis, người sáng lập và Giám đốc điều hành của GrowthHackers.

Growth hacking là gì?
Growth hacking là gì?

Phân biệt growth hacking và digital marketing

Growth hacking và digital marketing đều là các thuật ngữ chuyên dụng trong marketing nên người dùng cũng khó có thể phân biệt được. Tuy nhiên, 2 thuật ngữ này lại có nhiều điểm khác biệt mà bạn không thể tưởng:

 Growth hacking Digital marketing
Mục tiêu Tập trung vào các giai đoạn trong phễu marketing – AARRR.–         Tập trung thu hút khách hàng.
–         Xây dựng và định vị thương hiệu.
Quá trình thực hiệnTập trung duy nhất vào tăng trưởng của doanh nghiệp.–         Tiến hành chiến dịch dài hạn và xây dựng thương hiệu.
Phát triển ý tưởng chiến dịchGrowth hacker thực hiện từ A-Z, tạo ra ý tưởng kết hợp với các biện pháp kỹ thuật.Digital marketer sử dụng dữ liệu hỗ trợ từ developer, designer, analyser, data scientist, … để xây dựng ý tưởng chiến dịch.
Chức năngThực hiện đo lường và tối ưu hóa các yếu tố cần thiết để đạt tốc độ tăng trưởng vượt trội.Đưa ra phỏng đoán, trực giác.

 

Cách thức growth hacking hoạt động

Growth hacking hoạt động dựa trên công thức phễu AARRR của Dave MCclure. Công thức AARRR bao gồm các yếu tố:

growth-hacking-la-gi-2

  • Acquisition (Tiếp xúc lần đầu): Người dùng tiếp xúc với doanh nghiệp lần đầu tiên.
  • Activation (Tương tác): Người dùng có tương tác, xem và kiểm tra thông tin sản phẩm/ dịch vụ.
  • Retention (Duy trì): Khi sản phẩm chất lượng, gây hứng thú, có thể đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng, người dùng sẽ duy trì tương tác với doanh nghiệp.
  • Revenue (Tạo doanh thu): Khách hàng thấy tin tưởng và quyết định đầu tư vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó tạo doanh thu.
  • Referral (Giới thiệu): Khách hàng được trải nghiệm sản phẩm thấy thích thú hoặc có một yếu tố kích thích giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Phễu AARRR được định nghĩa và phát triển dựa trên tâm lý người tiêu dùng. Theo yêu cầu, khách hàng cần được duy trì ở mức referral càng nhiều càng tốt. Các doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt, xây dựng lòng tin với các khách hàng tiềm năng.

Những sai lầm cần tránh khi làm growth hacking

Sau đây quý khách cần lưu ý một số sai lầm khi làm growth hacking:

  • Growth hacking không phải là ứng dụng công thức CODE.
  • Tuy tương đồng với marketing truyền thống, growth hacking còn bao gồm các chiến lược marketing online được thực hiện một cách tối ưu và đơn giản.
  • Growth hacking không phải là hack máy tính để tăng trường mà là thực hiện các chiến lược tối ưu để thu hút người dùng, xem và chọn mua sản phẩm.

DỊCH VỤ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

// Câu 2 // Câu 3 // Câu 4 // Câu 5