Ngành marketing là ngành đòi hỏi sự đổi mới và sự sáng tạo liên tục, không chỉ đơn giản quảng cáo các sản phẩm mà còn là xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường cho các chiến lược của doanh nghiệp và quản lý khách hàng. Tìm hiểu và khám phá các công việc và những khối ngành cho những ai cần theo đuổi ngành Marketing.
Tổng quan về ngành marketing
Marketing là gì?
Marketing là những hoạt động tiếp thị mà doanh nghiệp muốn thực hiện kết nối với khách hàng. Nhằm tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Truyền tải những thông tin thông điệp, giá trị mang đến cho khách hàng và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.
Vai trò của ngành marketing
Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, là cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nó không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về nhu cầu và tâm lý của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt hơn những mong đợi của khách hàng. Điều này không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn giữ chân khách hàng hiện tại, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.
Bên cạnh đó, marketing còn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo dựng lòng tin và cung cấp thông tin quan trọng giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Đồng thời, marketing góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tiêu dùng, từ đó góp phần vào sự phát triển của kinh tế xã hội.
Marketing bao gồm những mảng nào?
Xây dựng thương hiệu (Branding)
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thương hiệu. Việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ trở nên vô cùng quan trọng. Xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Mà còn xây dựng hình ảnh tích cực, mang lại cho khách hàng sự tin tưởng và an tâm khi sử dụng sản phẩm. Hơn nữa, một thương hiệu mạnh sẽ tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và xây dựng lòng trung thành lâu dài từ khách hàng.
Quảng cáo (Advertising)
Quảng cáo là cách truyền tải thông điệp đến khách hàng với mục tiêu một cách hiệu quả và nhanh nhất. Quảng cáo cần xác định những yếu tố đối tượng mục tiêu, các trang đăng tải phù hợp. Nội dung bài viết cần thu hút và hấp dẫn người đọc.
Quảng cáo có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như như trên truyền hình , báo chí, biển quảng cáo và trực tuyến. Mỗi loại quảng cáo đều có ưu nhược điểm riêng của chúng. Việc lựa chọn các nền tảng tảng quảng cáo cũng vô cùng quan trọng để đạt được những hiệu quả cao nhất.
Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing)
Digital marketing bao gồm nhiều công cụ và chiến lược như SEO (Search Engine Optimization), giúp tối ưu hóa website để đạt vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm. SEM (Search Engine Marketing), sử dụng quảng cáo trả phí để tăng cường hiển thị trên các trang kết quả tìm kiếm. Email marketing, gửi thông điệp quảng cáo hoặc thông tin trực tiếp đến khách hàng qua email.
Bên cạnh đó, mobile marketing tận dụng các thiết bị di động để tiếp cận người dùng, và social media marketing khai thác các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, và YouTube để xây dựng mối quan hệ và tương tác với khách hàng. Hiện nay, digital marketing đang phát triển nhanh chóng nhờ sự bùng nổ của internet và các thiết bị di động.
Tiếp thị thương mại (Trade Marketing)
Tiếp thị thương mại là là lĩnh vực nhằm thúc đẩy doanh thu bán hàng giữa các kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng bán lẻ và đại lý. Các hoạt động chính bao gồm khuyến mãi, trưng bày sản phẩm, cũng như quản lý và duy trì mối quan hệ bền vững với các nhà phân phối. Những chiến lược này giúp tối đa hóa hiệu quả bán hàng và củng cố sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường.
Nghiên cứu thị trường (Market Research)
Nghiên cứu thị trường là một trong những phần quan trọng của ngành marketing, thực hiện quy trình thu thập và phân tích thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh nhằm để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và xu hướng thị trường hiện nay cũng như hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các phương pháp nghiên cứu như lập bảng khảo sát, phỏng vấn, nhóm tập chung, quan sát, phân tích nội dung,…Kết quả nghiên cứu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng và đưa ra các chiến lược chính xác hơn.
Truyền thông Marketing (Marketing Communication)
Truyền thông marketing là một trong những yếu tố quan trọng thu hút và truyền tải thông điệp đến với khách hàng. Tạo dựng nên mối quan hệ tích cực với khách hàng và tạo ra sự hiểu biết về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Các hoạt động truyền thông marketing phổ biến như quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, quan hệ công chúng (PR),… Nhằm giúp khách hàng hiểu hơn về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng.
Những công việc của ngành marketing
Những công việc của marketing đều đóng góp xây dựng hình ảnh cho thương hiệu và quảng bá các dịch vụ sản phẩm. Các công việc cụ thể của ngành Marketing bao gồm:
Chuyên viên Marketing
Chuyên viên MarKeting (Marketing Specialist/ Digital Marketing). Người sẽ chịu trách nhiệm các công việc lập ra kế hoạch. Đồng thời triển khai các kế hoạch để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhân viên sáng tạo nội dung
Nhân viên sáng tạo nội dung (Content Creator/ Strategist/ Content Marketing). Người tạo ra các nội dung hấp dẫn và thu hút phù hợp cho các kênh truyền thông cả doanh nghiệp. Thực hiện các công việc viết các bài trên trang mạng xã hội, viết bài blog , nội dung phù hợp và thu hút giữ chân khách hàng.
Chuyên viên tối ưu hóa tìm kiếm
Nhân viên tối ưu hóa tìm kiếm (SEO Specialist/ Strategist) sẽ chịu trách nhiệm tối ưu hóa website của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm như Google. Thực hiện các công việc như nghiên cứu từ khóa tối ưu hóa nội dung và cấu trúc website, xây dựng liên kết để cải thiện khả năng tìm kiếm website.
Truyền thông Mạng xã hội – Chuyên viên/Chiến lược
Chuyên viên truyền thông mạng xã hội(Social Media Specialist/Strategist). Là nhân viên quản lý các trang mạng, tài khoản xã hội của doanh nghiệp. Tạo ra những nội dung hấp dẫn thu hút, tương tác với khách hàng. Từ đó phân tích các dữ liệu từ các chiến dịch để tối ưu hóa kết quả và đưa ra các chiến dịch phù hợp hơn.
Email Marketing
Nhân viên Email Marketing chịu trách nhiệm tạo và quản lý các chiến dịch email nhằm gửi thông điệp đến khách hàng hiện tại và tiềm năng. Công việc bao gồm thiết kế bố cục và nội dung email. Thông báo các chương trình khuyến mãi và cập nhật thông tin sản phẩm đến khách hàng. Ngoài ra, họ còn tối ưu hóa và phân tích hiệu quả của chiến dịch qua các chỉ số như tỷ lệ mở email và tỷ lệ chuyển đổi.
Nhân viên Nghiên cứu thị trường/ Nhân viên Phân tích dữ liệu
Nhân viên nghiên cứu thị trường hay phân tích dữ liệu(Market Research Analyst/ Marketing Data Analyst) sẽ thực hiện khảo sát phỏng vấn và phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin hỗ trợ về các quyết định chiến lược. Phân tích các dữ liệu từ các chiến dịch từ đó tối ưu hiệu quả và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu phân tích.
Nhân viên Sáng tạo/Media
Nhân viên sáng tạo (Creative/Media Assistant) là người sáng tạo và hỗ trợ các nội dung quảng cáo và truyền thông. Với các công việc như thiết kế đồ họa hình ảnh video và các nội truyền thông khác để tạo ra các tài liệu quảng cáo hấp dẫn.
Chuyên viên Quan hệ công chúng
Chuyên viên quan hệ công chúng (Public Relations Specialist) là người quản lý hình ảnh và danh tiếng của công ty, giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với công chúng. Công việc của họ bao gồm thực hiện các hoạt động PR, tổ chức sự kiện truyền thông, viết thông cáo báo chí. Làm việc với các phương tiện truyền thông để đảm bảo thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải một cách tích cực và hiệu quả.
Nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng(Sales) là người tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Họ là người trực tiếp tuyên truyền, giới thiệu các thông tin chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Nhân viên sales cần các các kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng xây dựng mối quan hệ để đạt được các mục tiêu doanh số.
Theo đuổi ngành marketing nên học khối nào?
Để theo đuổi ngành ngành marketing trước hết bạn cần kiểm tra xem bản thân có phù hợp với ngành không. Ngành marketing yêu cầu sự sáng tạo và khả năng phân tích tốt. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành Marketing và tự hỏi nên học khối nào, thì câu trả lời phụ thuộc vào định hướng cụ thể của bạn trong lĩnh vực này.
Thông thường, các khối học phù hợp để theo đuổi ngành Marketing bao gồm khối A (Toán, Lý, Hóa), khối A1 (Toán, Lý, Tiếng Anh), khối D (Toán, Văn, Tiếng Anh), và khối C (Văn, Sử, Địa). Trong đó, khối D là lựa chọn phổ biến nhất, vì Tiếng Anh là kỹ năng cần thiết trong Marketing.
Ngoài ra, nếu bạn muốn chuyên sâu về phân tích dữ liệu hoặc Marketing số. Khối A hoặc A1 sẽ là sự lựa chọn phù hợp, giúp bạn phát triển tư duy logic và khả năng xử lý dữ liệu.
Trong ngành marketing, mỗi mảng trong ngành đều góp phần quan trọng trong việc xây dựng tiếp thị và tạo dựng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Từ việc tạo dựng thương hiệu, truyền thông mạng xã hội, nghiên cứu thị trường, quảng cáo đều góp phần quan trọng để tạo dựng nên chiến dịch thành công. Để theo đuổi ngành marketing bạn nên tìm hiểu kỹ các khối ngành và trang bị cho những kiến thức cần thiết để theo đuổi ước mơ của mình.