3C Marketing là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp bạn có cái nhìn tổng thể về tình hình cũng như môi trường kinh doanh trước khi ra bất kỳ quyết định nào.

Mô hình 3C Marketing là một mô hình cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp

 

Mô hình 3C Marketing là một cái tên không hề xa lạ với các Marketer, nếu không muốn nói là phổ biến. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp chiến lược quảng bá của doanh nghiệp trở nên tuyệt vời và hoàn hảo hơn. Bạn đã biết đến công cụ này chưa, hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau đây?

Mô hình 3C trong Marketing là gì? 

Mô hình 3C trong Marketing là công cụ do nhà chiến lược nổi tiếng hàng đầu thế giới – Kenichi Ohmae – phát triển. Mô hình này giống như một mô hình liên kết khi tích hợp có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. 

Mô hình 3C dựa trên 3 yếu tố cốt lõi bao gồm: Khách hàng (Customer), công ty (Company) và đối thủ (Competitor). Chúng được xem là những biến số thúc đẩy và hoàn toàn phụ thuộc vào nhau. Từ đó góp phần làm cho một chiến lược Marketing của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn.

Khách hàng (Customer) sẽ là người có những mong muốn và nhu cầu riêng biệt, đa dạng. Công ty (Company) thì tìm kiếm ra các mong muốn này và cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng. Cuối cùng, đối thủ (Competitor) lại cố gắng đưa ra một sản phẩm khác biệt để có lợi thế cạnh tranh. Tất cả 3 yếu tố trên, nếu có yếu tố nào thay đổi sẽ kéo theo những yếu tố khác biến hóa ngay. 

Phân tích chuyên sâu mô hình 3C trong Marketing

Nếu bạn chưa nắm rõ mô hình 3C Marketing thì hãy tham khảo ngay những phân tích chuyên sâu dưới đây:

Customer: Khách hàng

Ở chữ C này, doanh nghiệp sẽ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về người tiêu dùng. Đây chính là cách tốt nhất để bạn có thể tìm ra cách thu hút thị trường mục tiêu của mình.

Những câu khẩu hiệu như bắt tay hay quảng cáo sáng tạo sẽ là điểm hấp dẫn cần thiết cho chiến lược Marketing của các doanh nghiệp.

Customer: Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng trong mô hình 3C trong Marketing

 

Company: Công ty

Bạn có thể nổi bật giữa đám đông thương hiệu và tiếp cận được khách hàng mục tiêu hay không chính là dựa trên chữ C Company này. Nếu bạn đạt được những điều đó thông qua chiến lược dẫn đầu về chi phí và chiến lược khác biệt hoá sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

Bạn dựa vào các phân tích về khách hàng cũng như đối thủ, bạn sẽ đánh giá được vị thế của công ty mình và tìm ra những ưu điểm và khuyết điểm để khắc phục, sau đó phát triển hơn cho chiến lược của doanh nghiệp mình.

Competitor: Đối thủ

Với chữ C Competitor, bạn cần sử dụng các kết quả của công cụ tìm kiếm để khám phá các thương hiệu và những công ty của đối thủ ngoài danh sách dữ liệu mà công ty cung cấp cho bạn. 

Bạn cần xác định những đối thủ chính của doanh nghiệp, sau đó mới tiến hành phân tích về chiến lược của họ, bao gồm cả câu khẩu hiệu và các công cụ Marketing họ đang sử dụng, sản phẩm họ cung cấp, thậm chí là những Logic Marketing tổng hợp.

Ứng dụng của mô hình 3C Marketing đối với doanh nghiệp

Muốn chiến thắng, một doanh nghiệp không cần thiết phải giỏi vượt trội ở mọi lĩnh vực. Chính vì vậy, ở mô hình 3C này, doanh nghiệp bạn có thể xuất sắc trong một yếu tố nào đó mang tính quyết định là được. 

Để thực sự xây dựng được lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu bạn, bạn cần thu hút được họ mà vẫn giữ vững được những giá trị của công ty. Đương nhiên bạn cần lưu ý đến đối thủ cạnh tranh của mình nữa.

Mô hình chiến lược tam giác 3C Marketing được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp vì mức độ hiệu quả cao

Trên đây là những thông tin về mô hình 3C Marketing cũng như cách phân tích, ứng dụng đúng cách. Hy vọng rằng, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích, giúp doanh nghiệp của mình phát triển vững chắc hơn.